2. Những người cứ bám vào những công việc tẻ nhạt và không có lối thoát.
3. Những người cứ để dành quần áo cũ hay những thứ mà không bao giờ
dùng tới.
4. Những người chịu sống ở những nơi mà họ biết không có tương lai cho
họ.
5. Những người cứ chơi với những người bạn luôn kềm hãm họ lại.
SỰTHÔNGMINH CẢM TÍNH
CÓ THỂKIỂM SOÁT ĐƯỢC
Sự thông minh tài chánh thường gắn liền với sự thông minh cảm tính. Theo
tôi, phần lớn mọi người gặp khó khăn về tài chánh là vì họ đã để cho cảm xúc
chi phối suy nghĩ của mình. Chúng ta đều là con người, và ai ai trong chúng ta
cũng đều có chung những cảm xúc. Thế nhưng, sự khác biệt giữa chúng ta ở
những gì chúng ta “HÀNH ĐỘNG” và “ĐẠT ĐƯỢC” chính là cách phản ứng và
xử lý của chúng ta trước những cảm xúc đó.
Chẳng hạn, cảm giác sợ hãi có thể biến một số người trong chúng ta thành
những tên hèn nhát. Nhưng cũng cảm giác sợ hãi đó có thể khiến cho nhiều
người khác trở nên can đảm và gan dạ. Điều không may là khi đụng đến tiền
bạc, hầu hết mọi người trong xã hội chúng ta đều được huấn luyện chỉ để trở
thành những người hèn nhát. Khi nỗi sợ bị mất tiền xuất hiện và lên cao trào,
đầu óc của mọi người bắt đầu vang lên những câu tụng lặp đi lặp lại:
1. Ổn định an toàn thay vì sự tự do.
2. Né tránh rủi ro thay vì học cách quản lý rủi ro.
3. Chơi an toàn thay vì chơi khôn ngoan.
4. Tôi không mua nổi nó thay vì Làm thế nào tôi mua nổi nó?
5. Đồ đó quá mắc thay vì Thứ đó trị giá bao nhiêu về dài hạn?
6. Đa dạng hóa thay vì tập trung.
7. Bạn bè tôi sẽ nghĩ gì? thay vì Tôi nghĩ gì?
SỰKHÔNNGOAN VỀ RỦI RO
Có một môn học về cách đương đầu với rủi ro, nhất là những rủi ro tài
chánh. Một trong những quyển sách tuyệt vời nhất về đề tài tiền bạc và quản
lý rủi ro mà tôi từng đọc là quy định “Mua bán để kiếm sống” của bác sĩ
Alenxander Elder.
Mặc dù quyển sách đó dành riêng cho những người kinh doanh chuyên
nghiệp về cổ phiếu và quyền mua bán cổ phiếu, sự khôn ngoan về rủi ro và
quản lý rủi ro có thể áp dụng trên mọi lĩnh vực tiền bạc, quản lý tiền bạc, tâm
lý học cá nhân và đầu tư. Một trong những nguyên nhân khiến cho những
người nhóm C thành công lại không luôn thành công ở nhóm Đ là vì họ không
hiểu được hoàn toàn tâm lý thực sự nằm sau việc rủi ro tiền bạc. Trong khi
những người nhóm C hiểu về rủi ro trên khía cạnh hệ thống kinh doanh và con