DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 138

đối tác trách nhiệm hữu hạn nhằm tận dụng những khoản lỗ này để trừ vào
thu nhập kiếm được từ nhóm L hay T. Trong khi sự khủng hoảng và suy thoái
có ảnh hưởng tới những người thuộc các nhóm bên phải tứ đồ, tức nhóm C hay
Đ, nhiều cơ chế trốn thuế của họ vẫn không bị tác động và thay đổi.

Trong suốt giai đoạn này, những người nhóm L đã học được thêm một từ

mới. Đó là từ downsizing – sa thải nhân công để thu hẹp kinh doanh. Chẳng
bao lâu họ nhận ra rằng một sự sa thải nhân công lớn được tuyên bố, giá cổ
phiếu của những công ty tuyên bố sa thải lại tăng lên. Thật buồn thay, có rất
nhiều người không chịu hiểu lí do tại sao lại như vậy. Nhiều người thuộc nhóm
T, trong khi đó phải vật lộn để tồn tại qua cuộc khủng hoảng do sự giảm sút
kinh doanh, tỷ giá bảo hiểm lại mắc, cũng như từ các khoản lỗ đầu tư trên thị
trường địa ốc và chứng khoán gây ra. Hậu quả là những cá nhân chỉ biết tập
trung ở những nhóm bên trái tứ đồ bị tổn thương và lãnh hậu quả nặng nề
nhất về mặt tiền bạc do bị ảnh hưởng trực tiếp từ đạo luật cải tổ thuế năm
1987.

SỰCHUYỂNGIAO CỦA CẢI

Trong khi những người bên trái tứ đồ lãnh hậu quả thiệt hại, nhiều người ở

nhóm C và Đ lại giàu lên nhờ chính phủ đã lấy đi của cải của người khác và
chuyển giao cho họ.

Khi thay đổi luật thuế, những người chỉ biết mua địa ốc để mất tiền không

còn được cho phép sử dụng những đầu tư với các “mánh khóe giảm thuế”.
Nhiều người là những công chức có thu nhập cao, hay chuyên gia như bác sĩ,
luật sư, kế toán viên và chủ doanh nghiệp nhỏ. Trước đây, họ có nhiều thu
nhập đến nỗi các chuyên gia tài chánh cố vấn họ nên mua bất động sản để mất
tiền, sau đó nhảy vào đầu tư chứng khoán với số tiền còn dư. Khi chính phủ
lấp kín mọi kẽ hở thông qua đạo luật cải tổ thuế… một trong những cuộc
chuyển giao của cải của thời đại bắt đầu. Theo tôi, nhiều của cải từ nhóm L và
T được chuyển qua nhóm C và Đ trên tứ đồ.

Khi các ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng cho vay, và nhiều công ty tài chính

cho mượn các khoản vay khó đòi nợ, bị sập tiệm, hàng tỷ đô nằm trong các tài
khoản ngân hàng có nguy cơ mất trắng. Tiền phải được trả lại. Như vậy, ai sẽ
là người phải gánh số lỗ hàng tỷ đô đó trong các ngân hảng tiết kiệm hay
những đấu giá địa ốc để trang trải nợ? Dĩ nhiên chỉ là người trả thuế, mà chính
những người đó đã bị tổn thương quá đủ nặng rồi. Vậy mà những công dân trả
thuế vẫn còn bị mắc nợ với số lỗ hàng tỷ đô đó – một sự trả giá cho một sự cải
tổ đạo luật thuế vụ.

Một vài bạn có lẽ vẫn còn nhớ một công ty quốc doanh gọi là Công ty Ủy

thác Giải quyết tranh chấp người (Resolution Trust Corporation – RTC), chuyên
đảm nhiệm thực hiện các cuộc đấu giá bán tài sản để thanh toán nợ từ những
công ty kinh doanh địa ốc bị suy sụp, và giao các tài sản địa ốc này cho những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.