DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 33

vào. Trên quan điểm cá nhân của chúng tôi về sự giàu có, chúng tôi luôn đảm
bảo mình phải có những tài sản đầu tư như địa ốc hay chứng khoán mang lại
thu nhập nhiều hơn chi phí sinh hoạt của mình, và được như thế chúng tôi mới
có thể tự cho mình là giàu có. Một khi nguồn thu nhập từ cột tài sản trở nên
lớn hơn nguồn thu nhập kiếm được từ chuyện kinh doanh, chúng tôi liền sang
nhượng việc làm ăn đó cho đối tác. Từ lúc ấy, chúng tôi mới thực sự giàu có.

ĐỊNH NGHĨA SỰGIÀUCÓ

Sự giàu có được định nghĩa như là: “Số ngày bạn có thể sinh hoạt mà không

cần đòi hỏi sự làm việc của bạn (hay của người nhà bạn) trong khi bạn vẫn có
thể duy trì mức sống như bình thường”.

Chẳng hạn, nếu chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn là 1.000 đô, và nếu

bạn có một khoản tiết kiệm 3.000 đô, sự giàu có của bạn xấp xỉ cỡ 3 tháng hay
90 ngày sinh hoạt. Sự giàu có được đo bằng thời gian chứ không phải
bằng tiền bạc.

Vào khoảng năm 1994, sự giàu có của hai vợ chồng tôi là vô hạn (trừ phi có

những biến động kinh tế khủng hoảng nặng nề) bởi vì thu nhập chúng tôi đã
vượt xa mức chi phí sinh hoạt của chúng tôi.

Sau cùng, không phải bao nhiêu tiền bạn làm ra mới quan trọng, mà chủ

yếu là bao nhiêu tiền bạn có thể giữ và số tiền đó sẽ sinh lời thêm cho bạn
trong bao lâu. Hàng ngày, tôi đều gặp rất nhiều người kiếm được khối tiền
nhưng gần như toàn bộ số tiền họ kiếm được đều chảy ra ngoài cột chi phí.
Cách xài tiền của họ có thể được tóm tắt trong sơ đồ ngay phía trên.

Mỗi lần họ kiếm được thêm một ít tiền, họ đi mua sắm. Họ thường mua ngôi

nhà lớn hơn hoặc mua xe mới, mà những điều đó chỉ càng làm cho họ mắc nợ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.