DẠY CON LÀM GIÀU - TẬP 2 - Trang 35

thông dụng trong các thế kỷ trước, thế nhưng do điều kiện kinh tế mỗi lúc một
khó khăn hơn ở thời đại mới, nhiều gia đình đã coi việc nuôi cha mẹ già như
một gánh nặng bắt buộc.

Những kế hoạch về hưu của chính phủ như Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Y

tế ở các nước (trong đó có Việt Nam), mà những khoản bảo hiểm này được trả
bằng cách cắt giảm vào lương, cũng là một cách đầu tư nhưng lại được áp đặt
bởi luật pháp. Tuy nhiên do những biến động lớn về nhân khẩu và giá cả sinh
hoạt, hình thức đầu tư này không chắc bảo đảm những quyền lợi được hưởng
của người lãnh đạo mà chính phủ đã cam kết.

Cũng có những hình thức đầu tư về hưu độc lập khác, chẳng hạn như kế

hoạch về hưu cá nhân. Thông thường chính phủ sẽ đặc cách miễn giảm thuế
cho cả người lao động và người sử dụng lao động nếu tham gia những chương

trình này

[3]

.

THU NHẬP TỪ ĐẦU TƯ

Mặc dù tất cả những hình thức kể trên đều được coi là đầu tư, nhóm Đ

thường tập trung vào những khoản đầu tư đem lại thu nhập liên tục trong suốt
thời gian làm việc của họ. Tiêu chuẩn để trở thành một người thuộc nhóm Đ
cũng giống như tất cả những nhóm khác, đó là bạn có kiếm được tiền từ chính
nhóm Đ hay không. Nói cách khác, tiền bạc có làm việc cho bạn và tạo thu
nhập cho bạn hay không.

Thử xem xét một người nọ mua một căn nhà để đầu tư bằng cách cho thuê.

Nếu tiền thuê nhà thu được nhiều hơn chi phí bỏ ra để duy trì căn nhà, nguồn
thu nhập đó xuất phát từ nhóm Đ. Điều đó cũng tương tự với những người có
thu nhập từ tiền lời tiết kiệm, hay lãi cổ phần hoặc trái phiếu. Như vậy, tiêu
chuẩn của nhóm Đ chính là bao nhiêu tiền bạn kiếm được từ nhóm này mà
không cần phải làm việc trong nhóm đó.

QUỸ VỀHƯUCỦA TÔI CÓPHẢILÀ

MỘT HÌNH THỨC ĐẦU TƯKHÔNG?

Bỏ tiền vào quỹ về hưu đều đặn là một cách đầu tư và cũng là việc làm khá

hay. Hầu hết chúng ta đều hy vọng trở thành nhà đầu tư khi chúng ta về hưu,
thế nhưng đối với mục đích của quyển sách này, nhóm Đ không phải như vậy
mà là những người kiếm được tiền từ những khoản đầu tư ngay trong những
năm chúng ta còn làm việc. Thực tế là không phải ai cũng tiết kiệm bỏ tiền vào
quỹ hưu trí của mình. Hầu như đa số mọi người khi bỏ tiền vào quỹ hưu trí đều
hy vọng một khi về hưu, số tiền trong quỹ đó sẽ trở nên nhiều hơn so với số
họ bỏ vào trong suốt những năm qua.

Hoàn toàn có sự khác biệt rõ ràng giữa những người tiết kiệm tiền kiểu đó,

với những người, bằng cách đầu tư đã chủ động điều khiển đồng tiền làm việc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.