Một trong nhiều nguyên nhân làm cho người giàu mỗi lúc một giàu hơn là
bởi vì đôi khi họ có thể kiếm được hàng triệu đô mà không phải trả một đồng
thuế nào một cách hợp pháp. Đó là bởi vì họ tạo ra tiền từ “cột tài sản”, chứ
không phải “cột thu nhập”. Nghĩa là họ kiếm tiền như một nhà đầu tư, chứ
không phải người làm công.
Đối với những người làm việc vì tiền, những người này không những bị đánh
thuế cao hơn, m sẽ chẳng bao giờ thấy được khoản thu nhập mà thuế đã lấy đi
từ lương của họ.
TẠISAO KHÔNG CÓNHIỀUNGƯỜI HƠN
TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƯ?
Những người nhóm Đ là những người làm việc ít, kiếm nhiều tiền, và trả
thuế ít. Thế thì tại sao không có nhiều người hơn trở thành nhà đầu tư? Lý do
giải thích câu hỏi đó cũng tương tự với nguyên nhân tại sao không có nhiều
người dám tự kinh doanh cho chính mình. Chỉ có thể tóm tắt trong một từ: “rủi
ro”.
Nhiều người không ưa nghĩ đến việc đưa hết số tiền dành dụm mà họ làm
lụng cực khổ để rồi không bao giờ thấy số tiền đó quay lại với mình. Nhiều
người rất sợ bị mất tiền, chẳng thà họ chọn không đầu tư, không đương đầu
với rủi ro cho dù họ có thể kiếm được rất nhiều tiền đi chăng nữa.
Một tài tử điện ảnh Holywood từng tuyên bố: “Tôi không quan tâm đến mức
lời kiếm được từ đầu tư. Điều tôi lo lắng nhất là số tiền đầu tư đó tôi có lấy lại
được hay không”.
Chính nỗi lo sợ bị mất tiền đó đã vô hình trung phân biệt bốn nhóm người
đầu tư như sau:
1. Những người không dám rủi ro và không làm gì hết, chỉ chọn lối chơi an
toàn và bỏ tiền vào tài khoản ngân hàng.
2. Những người giao chuyện đầu tư cho người khác quản lý, như chuyên
viên tư vấn tài chánh hay nhà quản lý quỹ hỗ tương.
3. Những người thích đen đỏ.
4. Những nhà đầu tư thực thụ.
Có sự khác nhau giữa người thích đỏ đen với một người đầu tư thực thụ. Đối
với người đỏ đen, đầu tư là một trò chơi cơ hội, trong khi đối với người đầu tư,
đó là một trò chơi trí tuệ và đòi hỏi nhiều thủ thuật. Còn đối với người giao
chuyện đầu tư cho người khác quản lý, đầu tư chỉ là một trò chơi mà họ không
thích học hỏi tí nào. Đối với họ, điều quan trọng chủ yếu là phải kiếm được
một chuyên viên tư vấn tài chánh thật giỏi.
Trong các chương kế tiếp, quyển sách sẽ trình bày với bạn về bảy cấp bậc
đầu tư khác nhau giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.