lệ hết, có tai mà không dám nghe, có miệng mà không dám nói, và cứ phải
nhẫn-nhục cúi đầu, vâng vâng dạ dạ để một nhóm người sai khiến.
Trước cái nguy đó, nhiều nhà tư tưởng tỏ vẻ thúc thủ, và chỉ còn trông
mong ở thế hệ sau tức như ông Arnold Gesell, là một. Nhà bác học nổi danh
ở Huê Kỳ, chuyên tâm nghiên cứu trẻ em ấy đã viết trong bài tựa cuốn Infan
from 5 to 10 : « Tuổi thơ là hy-vọng độc nhất còn lại cho nhân loại ». Ông
cho rằng muốn có một chế độ thực sự tự do và dân chủ thì phải sửa đổi nền
giáo dục trước hết. Không phải cứ tuyên ngôn tự do mà nhân loại được tự
do ; cũng không phải cứ san phẳng giai cấp mà nhân loại được bình đẳng ;
cũng không phải cứ hô hào bác ái mà nhận loại bác ái. Con người có được
dạy dỗ, đào-tạo ngay từ hồi nhỏ theo những phương-pháp tự do, bình-đẳng
bác ái, có được thấm nhuần không khí tự do, bình đẳng, bác ái trong ít nhất
là năm ba thế hệ liên tiếp rồi mới có thể hành động theo quy tắc tự do, bình
đẳng bác ái được. Nghĩa là vấn đề giáo dục quan trọng nhất. Ta không thể
mong con ta thành những người chỉ huy trọng tự do, bình đẳng, bác ái nếu
ta dùng phương pháp độc đoán để nhồi nặn chúng, bắt chúng hoan hô
những kẻ chúng khinh bỉ, và ngày ngày tụng những lời thù oán và gây hấn.
Mà phương-pháp giáo-dục cổ điển của Á Đông cũng như Âu Tây là
phương-pháp độc đoán đó. Tôi không phủ-nhận thiện-chí của người xưa,
nhưng cái lối uốn nắn trẻ theo một mẫu-mực mà người lớn đã định trước,
không gây được hạnh-phúc cho nhân loại. Từ đầu thế-kỷ, nhiều nhà giáo,
nhà tâm-lý ở Âu-Mỹ đã bỏ phương-pháp đó, tự thích nghi với trẻ, chứ không
bắt trẻ phải thích nghi với mình nữa. Muốn thích-nghi với chúng, họ tìm
hiểu sinh-lý và tâm-lý của chúng. Họ dò dẫm từng bước, và gần đây ông
Arnold Gesell sau nhiều năm chung sức nghiên-cứu với bạn bè, đã tìm được
ít nhiều luật phát triển của trẻ. Những luật đó, được các nhà giáo-dục Âu-
Mỹ dùng làm cơ-sở cho phương-pháp giáo-dục mới, mà người ta gọi là
phương pháp « thuận phát » (développementalisme). Theo phương pháp
nầy, nhà giáo dục không được độc đoán như hồi xưa, cũng không được cho
trẻ phóng túng muốn làm gì thì làm như J.J. Rousseau, Léon Tolstoi, đã chủ-
trương, mà phải tùy theo luật phát-triển về sinh-lý và tâm-lý của trẻ để