DẠY CON THEO LỐI MỚI - Trang 142

(chứ không đánh), quá lắm thì đuổi đi, cha mẹ chúng làm sao thì làm, có
muốn cho vào trại giáo huấn thì chính quyền sẵn lòng nhận, mà cái không
khí trong trại ra sao, ai cũng đã biết. Ông giáo ngày nay không chịu một chút
trách nhiệm gì về học sinh của mình nữa, ngoài khu vực học đường ; khác
hẳn với các cụ đồ thời xưa ; môn đệ dù lớn rồi mà có tội thì chẳng những
thầy bị tiếng xấu lây mà có khi còn bị tội lây nữa (như vậy cũng thái quá).
Nhưng phép nước là một chuyện mà lòng dân lại là một chuyện khác. Luật
lệ thì tuyệt đối cảm thấy không được đánh trò, mà trong các trường tiểu học,
chẳng những bên ta mà cả bên Pháp, người ta vẫn thấy nhiều giáo viên bạt
tai, cú đầu, khẻ tay học trò. Nhà cầm quyền biết dư chứ, nhưng vẫn làm lơ ;
cha mẹ biết dư chứ, nhưng đại đa số đã không lấy vậy làm phiền mà còn lấy
làm mừng : « Xin thầy cứ đánh cho, ở nhà chúng tôi dạy nó không được ».

Tôi nghiệm thấy rằng những gia đình nền nếp luôn luôn kính trọng

những ông thầy nghiêm khắc và có tư cách, chỉ bọn trọc phú bạo phát mới
có thái độ binh con mà thưa kiện ông thầy. Pháp đình gặp những vụ kiện rất
hiếm đó, thường bênh vực ông thầy ; chỉ những giáo viên thực có lỗi nặng,
đánh trò mà gây ra thương tích thì mới bị phạt ; còn như nếu đứa nhỏ quá có
lỗi mà sự trừng phạt không gây thương tích thì kẻ đi thưa có thể phải nghe
một bài học đích đáng là khác. Tôi còn nhớ mười lăm năm trước, một nhân
viên Công-an kiện một ông giáo đánh mắng con mình, bị một vị Thẩm-phán
người Pháp mắng cho rồi đuổi về.

Vậy là phong tục hoặc lòng muốn của dân đã sửa đổi được phần nào sự

quá gắt gao (hay là quá dễ dãi ?) của luật pháp.

Gần đây một tờ báo ở Huế nêu lên vấn đề kỷ luật trong học đường, đưa

ra ý kiến này là kỷ luật ngày nay phải xây dựng trên nguyên tắc : thầy trò coi
nhau như anh em ; vì cái nguyên tắc « sư phụ » đã lỗi thời rồi. Nếu là ở tiểu
học thì nguyên tắc đó hỏng : các em chín mười tuổi trở xuống luôn luôn coi
thầy cô như cha mẹ, chúng thích như vậy ; còn nếu là ở Trung-học thì đề
nghị trên là thừa : trừ lớp đệ nhất ra, ở Trung-học tinh thần « sự phụ » đã
mất từ lâu (phần lớn do tư cách của giáo sư) mà tinh thần huynh đệ cũng đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.