cận này sẽ khiến trẻ thiếu khả năng suy nghĩ, học hỏi và cũng sẽ không thể kéo dài được lâu do chúng
ta không thể chịu nổi tiếng trẻ kêu gào đòi ra; hoặc là, cứ giả sử chúng ta có thể chịu đựng được thì
đến khi trẻ đủ cao để trèo ra ngoài và lại tìm kiếm những điều mới mẻ thì sao?
Vậy thì tất cả những điều trên đây có ám chỉ rằng chúng ta nên để trẻ làm vỡ cái đèn? Cũng không
hẳn. Những điều này chỉ có nghĩa là chúng ta đang thiếu tôn trọng khao khát được học của trẻ, bất chấp
tất cả những dấu hiệu rõ ràng mà trẻ đã bộc lộ rằng trẻ muốn được học tất cả mọi thứ, càng nhanh càng
tốt.
Những câu chuyện không có thật vẫn tiếp tục được sáng tạo và giúp khám phá ra nhiều điều.
Có một câu chuyện về cậu bé 5 tuổi đang đứng trong sân trường thì máy bay bay ngang qua. Một cậu
bé nói đó là máy bay siêu âm; những cậu bé khác thì không đồng ý vì sải cánh máy bay không rộng.
Tiếng chuông vào học vang lên làm ngắt quãng cuộc tranh luận và một cậu bé nói “Chúng ta phải dừng
tại đây và quay lại với chuỗi hạt kia”.
Câu chuyện này không có thật nhưng lại ám chỉ một điều.
Hãy thử quan sát khi một đứa trẻ 3 tuổi hỏi bố: “Bố, sao mặt trời lại nóng?”, “Sao một người thế
kia lại chui được vào tivi?”, “Cái gì làm cho hoa nở?”
Khi đứa trẻ còn đang thể hiện sự tò mò với sinh học, điện tử và thiên văn thì chúng ta lại thường
bảo trẻ ra chỗ khác và đi chơi đồ chơi. Đồng thời lại kết luận rằng nó còn bé, có giải thích nó cũng
không hiểu và nó cũng sẽ không nhớ gì cả. Ít ra thì chắc chắn nó cũng đã có đồ chơi rồi.
Chúng ta thường rất thành công khi tách trẻ khỏi việc học trong giai đoạn mà trẻ thích học nhất của
cuộc đời.
Não người rất đặc biệt, có thể nói rằng nó như một cái hộp chứa mà bạn bỏ vào càng nhiều thì nó
càng chứa được nhiều.
Khoảng từ 9 tháng đến 4 tuổi, khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều, và mong muốn được học
cũng cao hơn bất kì giai đoạn nào. Thế nhưng chúng ta lại luôn giữ cho trẻ sạch sẽ, được ăn ngon và
an toàn với thế giới bên ngoài – và làm giảm khả năng học.
Thật là mỉa mai khi trẻ lớn hơn, chúng ta lại chê trách trẻ ngu dốt khi không muốn học thiên văn, vật
lí hay sinh học. Chúng ta sẽ nói với trẻ rằng, học là điều quan trọng nhất trên cuộc đời này và quả
đúng là như vậy.
Học cũng là trò chơi lớn nhất và vui nhất trong cuộc đời.
Chúng ta thường nghĩ rằng trẻ ghét học vì hầu hết chúng ta đều không thích hoặc thậm chí còn khinh
thường trường học. Một lần nữa chúng ta lại phạm sai lầm với việc học ở trường. Không phải trẻ em
nào đến trường cũng học – cũng giống như là không phải tất cả trẻ em đang học đều làm thế ở trường.
Theo kinh nghiệm của tôi thì lớp Một toàn là những thứ trẻ đã biết từ lâu rồi. Nói chung, các cô chỉ
bảo trẻ đứng lên, ngồi xuống, giữ im lặng, chú ý nghe cô giảng, quá trình mà cô nói khá là vất vả với
cả cô và trò nhưng sẽ giúp trẻ học được nhiều thứ.
Trong trường hợp của tôi, tài tiên đoán của cô giáo lớp Một có vẻ rất đúng; điều này khá là vất vả,
ít nhất là trong 12 năm đầu, tôi không thích tí nào. Tôi chắc rằng không phải mình tôi có suy nghĩ ấy.
Quá trình học nên là một trò chơi thực sự vui vẻ nhất trong cuộc đời. Dù sớm hay muộn những