Chúng ta có thể loại bỏ khao khát học của trẻ bằng cách giới hạn những gì trẻ được trải nghiệm.
Thật không may là gần như cả thế giới đều làm điều này bằng cách hạ thấp tất cả những gì trẻ có thể
học.
Chúng ta có thể tăng khả năng học của trẻ một cách đáng kể chỉ bằng cách đơn giản là loại bỏ các
rào cản mà chúng ta đã áp đặt lên trẻ.
Chúng ta còn có thể nhân lượng kiến thức trẻ tiếp thu và khả năng của trẻ lên nhiều lần nếu biết đánh
giá cao khả năng học và cho trẻ cơ hội đồng thời khuyến khích trẻ học.
Trong lịch sử đã có nhiều trẻ bị cách ly, nhưng cũng có nhiều trường hợp dạy trẻ con đọc và làm
nhiều điều tuyệt vời khác bằng cách đánh giá cao và khuyến khích trẻ. Trong tất cả những trường hợp
ấy, chúng ta đều thấy rằng kết quả của những việc làm như thế là trẻ học được vô số điều tuyệt vời và
trẻ sẽ trở thành những người biết cách cân bằng và rất thông minh.
Chúng ta nên nhớ rằng những trẻ này không phải là thông minh sẵn có rồi người lớn trao cho chúng
cơ hội được học, thay vào đó bố mẹ chúng chỉ cung cấp nhiều thông tin hết mức có thể cho trẻ ở giai
đoạn đầu đời.
Hãy quan sát kĩ một đứa bé 18 tháng và xem nó làm gì.
Đầu tiên nó làm mọi người xao lãng.
Vì sao lại như vậy? Vì nó muốn tiếp tục tò mò. Nó không thể bị ngăn cản, kỉ luật hay kìm hãm mong
muốn được học, dù chúng ta cố gắng thế nào đi chăng nữa – và chắc chắn chúng ta phải rất cố gắng.
Đứa bé muốn biết về cái đèn và tách café, về cái chao bóng đèn điện, về tờ báo… về tất cả mọi thứ
trong phòng – nghĩa là nó có thể chạm vào bóng đèn, làm đổ cốc café, cho tay vào chao đèn và xé toạc
tờ báo. Nó đang học hỏi một cách tự nhiên và chúng ta không thể ngăn cản.
Từ cách trẻ làm, chúng ta kết luận rằng trẻ rất hiếu động và không thể tập trung chú ý, trong khi sự
thật đơn giản chỉ là trẻ chú ý đến mọi thứ. Trẻ rất tỉnh táo khi học hỏi về mọi thứ xung quanh. Trẻ nhìn,
nghe, cảm nhận, ngửi và nếm. Chẳng còn cách nào khác để học ngoài việc trẻ sử dụng cả năm cách
này.
Trẻ nhìn thấy chiếc đèn nên kéo nó xuống để cảm nhận, nghe, ngửi và nếm nó. Hãy cho trẻ cơ hội,
trẻ sẽ làm tất cả những động tác này với cái đèn và cũng tương tự với các đồ vật khác trong phòng. Trẻ
đang cố gắng hết sức để học và tất nhiên chúng ta cũng đang cố gắng hết sức để ngăn trẻ vì quá trình
học này phải trả giá bằng nhiều thứ.
Những ông bố bà mẹ chúng ta đã nghĩ ra một vài biện pháp để đối phó với sự tò mò của trẻ và thật
không may là hầu hết những biện pháp đó lại đều đánh mất khả năng học của trẻ.
Biện pháp phổ biến đầu tiên là đưa cho trẻ một đồ chơi nào đó mà trẻ không thể làm vỡ được.
Thông thường có thể là một cái xắc xô màu hồng rất đẹp, hoặc cũng có thể là một đồ chơi gì đó phức
tạp hơn. Khi nhìn thấy, trẻ lập tức chú ý vào đồ chơi (đó là lí do tại sao đồ chơi thường có màu sáng),
lắc lắc để xem có phát ra tiếng kêu gì không (vì thế mà xắc xô có tiếng kêu), cảm nhận nó (vì thế mà
đồ chơi không có cạnh sắc nhọn), nếm nó (nên sơn trên đồ chơi không độc) và thậm chí là ngửi nó
(chúng ta vẫn chưa biết được đồ chơi phải có mùi gì vì thế nên chúng ta không ngửi). Quá trình này
của trẻ chỉ diễn ra trong khoảng 90 giây.
Giờ thì trẻ đã biết tất cả những gì muốn biết về đồ chơi này và bắt đầu chuyển sang cái hộp đựng.