Trẻ thấy cái hộp cũng thú vị như cái đồ chơi vậy, và tìm hiểu về cái hộp ấy – đó là lí do tại sao chúng
ta nên mua đồ chơi để trong hộp. Quá trình này có thể cũng sẽ mất 90 giây. Thực tế là trẻ chú ý đến cái
hộp nhiều hơn là đến đồ chơi. Vì trẻ được phép làm hỏng cái hộp và có thể còn biết cái hộp làm từ gì.
Đây là ưu điểm mà trẻ không có được khi khám phá đồ chơi vì nếu làm hỏng đồ chơi thì khả năng học
của trẻ tất nhiên sẽ giảm.
Vì thế việc mua đồ chơi đựng trong hộp dường như là cách tốt để làm tăng gấp đôi khả năng chú ý
của trẻ. Nhưng liệu chúng ta có cho trẻ cơ hội được làm quen với nhiều vật dụng như vậy không? Câu
trả lời thường là không. Nói ngắn gọn, chúng ta phải kết luận rằng khả năng chú ý của trẻ liên quan đến
số lượng đồ chúng ta đưa trẻ học hơn là để cho trẻ tin như chúng ta vẫn thường làm, và trẻ có thể sẽ
chú ý rất lâu.
Nếu quan sát một đứa trẻ, bạn sẽ thấy rất nhiều ví dụ như vậy. Thế nhưng, với rất nhiều ví dụ đập
vào mắt như thế nhưng chúng ta vẫn thường đi đến kết luận rằng khi trẻ không chú ý lâu nghĩa là trẻ
không thông minh. Điều suy luận này có nghĩa là trẻ (cũng giống như nhiều trẻ khác) không thông minh
vì còn quá bé. Nhưng tự hỏi kết luận này của chúng ta là như thế nào nếu bắt gặp một đứa bé 2 tuổi
ngồi chơi sắc xô một mình trong góc nhà suốt năm tiếng đồng hồ. Có lẽ bố mẹ của những trẻ như thế sẽ
buồn lắm.
Phương pháp phổ biến thứ hai mà người lớn thường hay sử dụng là cho trẻ vào một cái cũi đồ chơi.
Thực ra thì cái cũi đồ chơi cũng chỉ là một cái cũi. Chúng ta nên tìm hiểu về những đồ như thế này
và đừng nói rằng “Hãy mua cho con mình một cái cũi đồ chơi”. Hãy nói sự thật và thừa nhận rằng
chúng ta mua cho chính mình.
Có một bộ phim hoạt hình, bà mẹ ngồi trong một cái cũi đồ chơi, đọc truyện và cười mãn nguyện
trong khi đứa con ở ngoài không thể đến gần mẹ. Bộ phim hoạt hình này ngoài yếu tố hài hước còn
nhắn gửi một sự thật khác: người mẹ đã biết về thế giới có thể bị cách ly trong khi đứa trẻ ở ngoài vẫn
còn nhiều thứ phải học và có thể tiếp tục quá trình khám phá của mình.
Chỉ rất ít bố mẹ nhận ra rằng một cái cũi đồ chơi thật sự có giá như thế nào. Cái cũi không chỉ cản
trở khả năng tìm hiểu thế giới của trẻ mà một điều hiển nhiên là nó còn cản trở sự phát triển thần kinh
do giới hạn khả năng bò của trẻ (một quá trình rất quan trọng đối với sự phát triển bình thường). Điều
này dẫn tới sự phát triển tầm nhìn, khả năng dùng tay, hoạt động giữa tay và mắt và nhiều hoạt động
khác cũng bị hạn chế.
Chúng ta thường tự thuyết phục mình rằng mua cũi để bảo vệ trẻ khỏi bị đau nếu không may nhai
phải dây điện hay bị ngã. Thực ra, chúng ta đang nhốt trẻ lại để không phải đảm bảo là trẻ đang an
toàn. Chúng ta là những người khôn nhỏ nhưng dại lớn.
Không biết là thông minh đến chừng nào nếu chúng ta sắm cho trẻ một cái cũi để cho trẻ bò và học
trong suốt những năm tháng quan trọng của cuộc đời trong không gian chỉ dài 3,6m và rộng hơn 5m.
Với một cái cũi như vậy, trẻ chỉ có thể bò theo một đường thẳng 3,6m trước khi nhận ra mình đã ở đầu
bên kia. Một chiếc cũi như thế tất nhiên là cũng thuận tiện với bố mẹ vì nó chỉ tốn diện tích một góc
nhà.
Chiếc cũi được sử dụng làm công cụ cản trở việc học của trẻ và không may là nó lại hiệu quả hơn
nhiều so với sắc xô vì sau khi mất 90 giây để xem các đồ chơi mẹ đưa cho, trẻ sẽ ném nó đi.
Vì thế chúng ta đã thành công trong việc không cho trẻ phá đồ (cũng là một cách trẻ học). Cách tiếp