DẠY TRẺ BIẾT ĐỌC SỚM - Trang 85

vãnh và lời nói linh tinh làm chúng chán nản. Hãy tránh xa việc đó như tránh dịch bệnh.

- Tiến trình học diễn ra quá chậm. Việc này sẽ khiến trẻ mau chán bởi vì chúng có thể học hỏi kiến

thức với một tốc độ đáng kinh ngạc. Rất nhiều bậc cha mẹ phạm phải sai lầm này do tham vọng muốn
con cái họ tiếp thu bài vở một cách tương đối hoàn chỉnh.

- Kiểm tra kiến thức. Đây là sai lầm thường gặp nhất và chắc chắn sẽ làm con bạn chán nản. Lũ trẻ

rất thích học hỏi nhưng chúng không muốn bị kiểm tra. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu giải thích vì
sao bọn trẻ đòi được nghỉ ngơi sau khi vượt qua bài kiểm tra thành công.

Hai yếu tố trên có xu hướng thúc đẩy việc kiểm tra con cái quá nhiều. Yếu tố đầu tiên là do theo lẽ

tự nhiên cha mẹ sẽ cảm thấy tự hào khi con cái mình bộc lộ tài năng trước mặt hàng xóm, cô dì chú
bác, ông bà và những người khác. Yếu tố thứ hai là tham vọng mãnh liệt của các bậc cha mẹ muốn đảm
bảo chắc chắn rằng con cái họ sẽ đọc đúng từng từ một cách hoàn hảo trước khi chuyển sang các bài
tiếp theo. Hãy nhớ rằng không phải bạn đang mang đến cho con bạn những bài kiểm tra cấp đại học mà
đơn giản là bạn đang trao cho chúng một cơ hội để học đọc. Không cần phải chứng minh với thế giới
là con bạn biết đọc. (Việc đó tự thân nó sẽ làm sau này.) Chỉ cần bạn biết chắc chắn nó biết đọc là
được; và các bậc cha mẹ có trang bị đặc biệt đi kèm để hiểu con cái của mình biết và không biết
những gì. Hãy tin tưởng vào trang bị đó và thông điệp mà nó truyền lại. Trang bị đặc biệt đó được tạo
nên bởi hai phần bằng nhau xuất phát từ trái tim và khối óc và khi cả hai phần này hoàn toàn ăn khớp
nhau thì hầu như lúc nào bạn cũng có được cách nhìn nhận chính xác.

Sẽ không dễ dàng gì để chúng tôi có thể sớm quên được cuộc đối thoại với một nhà giải phẫu thần

kinh thuộc khoa nhi, khi ông đang nói về một em bé bị tổn thương não nghiêm trọng. Nhà giải phẫu
thần kinh này là một bác sĩ mà mỗi bản năng của ông đều được dựa trên chứng cứ khoa học chính xác
và hầu như không bị cảm xúc chi phối.

Ông đang nói về một cậu bé 15 tuổi bị tổn thương não bộ trầm trọng, bị liệt, câm và được chẩn đoán

là đần độn. Vị bác sĩ trên đã rất giận dữ khi nói: “Hãy nhìn đứa trẻ này”, ông nhấn mạnh, “cậu bé bị
chẩn đoán là đần độn chỉ đơn giản vì cậu ta trông như thế, cư xử hành động như một người đần và các
thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy cậu ta đần độn. Sao không có ai có khả năng nhìn thấy rằng
cậu ta không phải như vậy, không phải là một đứa trẻ đần độn.”

Một bầu không khí im lặng, bối rối, có phần sợ sệt bao trùm lên các thực tập sinh, y tá và các bác sĩ

chuyên khoa - những người tham gia vào êkip phẫu thuật não cho cậu bé. Cuối cùng một bác sĩ dũng
cảm nhất trong số đó phát biểu: “Nhưng nếu như tất cả mọi thứ đều cho thấy cậu bé này là một người
đần độn thì làm thế nào để biết rằng cậu ta không phải là như thế?”.

“Trời ạ!”, nhà giải phẫu thần kinh gầm lên, “hãy nhìn vào mắt cậu bé, bác sĩ. Không cần phải đào

tạo chuyên sâu anh cũng có thể thấy được sự thông minh ánh lên trong đôi mắt đó!”.

Một năm sau chúng tôi có được ân huệ chứng kiến cậu bé đó đi lại, nói chuyện và đọc sách cho

những người khác có cùng hoàn cảnh nghe.

Có nhiều cách để các bậc cha mẹ biết chính xác con mình biết được những gì ngoài khuôn khổ của

các bài kiểm tra thông thường.

Nếu bạn lặp đi lặp lại quá nhiều lần một bài kiểm tra mà con bạn đã vượt qua thì nó sẽ trở nên chán

nản và sẽ trả lời rằng con không biết hoặc trả lời vớ vẩn. Nếu bạn chỉ cho con bạn từ “tóc” và hỏi đi
hỏi lại nó nhiều lần rằng đó là từ gì thì con bạn có thể trả lời rằng đó là từ “con voi”. Khi con bạn trả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.