160km/h). Ngày nay chúng ta có thể bay trong không gian với vận tốc hơn 17 ngàn dặm một giờ
(khoảng hơn 27 000km/h). Chúng ta đã tìm ra được những loại thuốc thần kỳ có thể giúp tăng gấp đôi
tuổi thọ con người. Chúng ta biết cách làm thế nào để truyền được giọng nói và hình ảnh qua không
gian bằng đài phát thanh, truyền hình và mạng internet. Nhà cửa của chúng ta thực sự là những phép
màu nhiệm về chiều cao, vẻ đẹp, sự ấm áp và mức độ tiện lợi. Chúng ta đã thay đổi thế giới xung
quanh theo cách thức phi thường nhất.
Nhưng còn bản thân con người có tốt hơn không? Có thiên tài nào có sức tưởng tượng vĩ đại hơn Da
Vinci không? Có nhà văn nào giỏi hơn Shakespeare không? Có cá nhân nào có tầm nhìn và kiến thức
rộng hơn Franklin và Jefferson không?
Từ thời thượng cổ con người đã nuôi dưỡng giấc mơ thứ hai. Qua nhiều thế hệ một số người đã dám
nêu câu hỏi “Thế còn bản thân con người thì sao?” Trong khi thế giới xung quanh chúng ta ngày càng
trở nên phức tạp một cách ngoạn mục, chúng ta vẫn cần phải có một dòng giống mới ưu việt và khôn
ngoan hơn để sản sinh ra các thiên tài.
Con người đã và cần phải chuyên môn hóa hơn. Dù không có đủ thời gian để biết hết mọi thứ nhưng
cần phải tìm ra cách để làm việc đó, và để trao cho thêm nhiều người nữa cơ hội được tiếp thu khối
lượng kiến thức bao la mà nhân loại đã tích lũy được.
Chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng cách đến trường mãi được. Ai sẽ là người chăm lo cho
thế giới này và ai sẽ là người nuôi sống gia đình.
Kéo dài tuổi thọ con người không thực sự giúp ích cho việc giải quyết vấn đề này. Phải chăng nếu
một thiên tài như Anhxtanh sống thêm 5 năm thì khối lượng kiến thức của nhân loại sẽ được bổ sung
thêm một lượng lớn nữa? Có vẻ như không phải như vậy. Tuổi thọ không làm tăng tính sáng tạo.
Câu trả lời cho vấn đề này có thể đã có ở trong chính bạn. Giả sử nếu chúng ta tăng số lượng trẻ em
được tiếp cận với kho kiến thức đồ sộ của nhân loại sớm hơn 4 hoặc 5 năm so với hiện tại? Hãy tưởng
tượng kết quả sẽ ra sao khi Einstein sống thêm 5 năm nữa để sáng tạo. Hãy nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy
ra nếu chúng ta để trẻ em bắt đầu tiếp thu kiến thức và sự thông tuệ của thế giới sớm hơn nhiều năm so
với thời điểm cho phép hiện nay?
Dòng dõi nào và tương lai nào mà chúng ta không thể tạo ra được nếu như chúng ta có thể chặn
đứng được việc lãng phí một cách bi thảm cuộc sống của trẻ em khi khả năng tiếp thu ở mọi ngôn ngữ
của chúng đã đạt tới tỉnh điểm.
Việc trẻ nhỏ có thể biết đọc hay không không còn là câu hỏi phải xem xét mà hiện nay câu hỏi duy
nhất đặt ra là chúng sẽ đọc cái gì.
Chúng tôi nghĩ rằng đó thực sự là một câu hỏi mới khi mà đến nay câu hỏi cũ đã sáng tỏ. Giờ đây
khi mà lũ trẻ có thể đọc được và nhờ đó gia tăng kiến thức của bản thân, một điều mà có lẽ đã vượt xa
những giấc mơ điên rồ nhất của bất kỳ ai – thì chúng sẽ làm gì với thế giới lỗi thời này và sẽ dung thứ
cho chúng ta những bậc cha mẹ lỗi thời như thế nào, những người mà các chuẩn mực của họ có thể tốt
đẹp nhưng có lẽ không mấy sáng sủa.
Cách đây rất lâu người ta đã nói và nói rất khôn ngoan rằng cây bút mạnh hơn thanh gươm. Tôi nghĩ
chúng ta phải chấp nhận niềm tin rằng kiến thức dẫn tới trí tuệ uyên bác hơn và vì vậy dẫn tới đạo đức
thánh thiện hơn trong khi sự dốt nát tất yếu dẫn đến cái ác.
Trẻ nhỏ đã bắt đầu biết đọc và vì vậy có thể gia tăng kiến thức của bản thân chúng, và nếu cuốn