DẠY TRẺ HỌC TOÁN - Trang 65

vừa nói chúng ta vừa cho trẻ thấy tấm thẻ.

Sau đó, với phép tính cụ thể này, chúng ta cầm tấm thẻ số 1 lên và

nói “một” (đặt tấm thẻ số 1 xuống) nói “cộng” (nhặt tấm thẻ số 2 lên)
và nói “hai” (đặt tấm thẻ số 2 xuống) và nói “bằng” (đồng thời nhặt
tấm thẻ số 3 lên) sau đó nói “ba”.

Trẻ sẽ học được từ “cộng” và từ “bằng” có ý nghĩa như thế nào khi

trẻ thấy chúng được sử dụng trong hoàn cảnh thực tế.

Điểm mấu chốt trước khi bắt đầu bài học là chuẩn bị sẵn các tấm

thẻ chấm. Việc trẻ phải ngồi chờ bạn tìm để chọn được những tấm
thẻ chính xác thực sự rất khó chịu và khiến trẻ gây xao nhãng.

Sắp xếp thứ tự các tấm thẻ của bạn từ trước để sẵn sàng sử dụng

chúng ngày hôm sau, nên nhớ là chúng ta không chỉ dừng lại ở những
phép toán đơn giản trong phạm vi 20, sớm muộn gì bạn cũng sẽ phải
làm những phép toán phức tạp hơn mà không thể ghi nhớ trong đầu
được, nên cần đòi hỏi sự chính xác cao.

Mỗi phép toán chỉ nên kéo dài một vài giây, đừng cố giải thích cho

trẻ thế nào là “cộng” hay thế nào là “bằng”, việc bạn minh họa cho trẻ
bằng các phép tính đã là cách giải thích tốt nhất rồi. Trẻ thực sự nhìn
thấy quá trình, hơn là chỉ nghe về chúng, việc cho trẻ thấy các phép
toán đã giúp giải thích thế nào là cộng, thế nào là bằng rồi. Dạy học
bằng việc minh họa là tốt nhất.

Nếu bạn nói với một người trưởng thành “hai cộng một bằng ba”

thì trong đầu người đó chỉ có hình ảnh “2 + 1 = 3” bởi vì người
trưởng thành chỉ hình dung ra được các kí hiệu hơn là bản chất của
sự việc. Trẻ ngược lại, nhìn thấy:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.