DẠY TRẺ THẾ GIỚI XUNG QUANH - Trang 29

nhận một đứa trẻ là một người có IQ bằng 0 và đối xử với bé như
một người có IQ bằng 0, kết quả là chẳng tác động gì tới bé hết,
liệu bé có tiếp tục thể hiện, hành động và bị nhìn nhận là một người
ngốc nghếch không? Nếu bây giờ thế giới đồng ý rằng trí
thông minh của bé ở mức trung bình hay trên trung bình, liệu chúng
tôi có thể không tuyên bố rằng mình đã tăng chỉ số thông minh
của bé lên 100 điểm hoặc hơn không? Điều này không chỉ xảy ra một
lần, mà là rất nhiều lần.

Chúng tôi cũng có thể lập luận chắc chắn rằng không phải là

chúng tôi đã nâng mức thông minh của bé lên 100 điểm hoặc hơn. Có
lẽ là chúng tôi đã không hề nâng lên chút nào. Có lẽ bé đã bị chẩn
đoán nhầm. Có lẽ, do ban đầu chưa biết nói và chưa thể hành
động, bé không có cách nào sử dụng hay biểu hiện được trí thông
minh của mình ra bên ngoài, vì thế bé bị coi là ngốc nghếch. Cũng
là công bằng khi đặt ra câu hỏi: Nếu Leonardo bị làm cho tê liệt và
không nói được nên không thể biểu hiện trí thông minh của mình,
liệu ông có không bị coi là ngốc nghếch không? Có lẽ ngay cả nếu
chỉ hơi bị nhìn nhận là người ngốc nghếch thì ông cũng đã không
thể đạt được bất cứ điều gì trong đời.

Điều này làm dấy lên hai câu hỏi cơ bản về trí thông minh,

chính xác hơn là về việc kiểm tra trí thông minh. Liệu chúng ta có
nên chia trí thông minh thành hai loại hay không? Loại thứ nhất là
Trí thông minh chức năng (cách một đứa trẻ hành động hay không
thể hành động trước một tình huống bị thay đổi), và thứ hai, Trí
thông minh tiềm tàng
(cách thức bé có thể hoạt động nếu có được
cơ hội trọn vẹn để làm điều đó). Công việc của chúng tôi với những
trẻ em bị tổn thương và các bé khỏe mạnh cũng như các trẻ sơ sinh
chứng minh rằng ở tất cả trẻ em đều có một khoảng cách cực lớn
giữa Trí thông minh chức năng và Trí thông minh tiềm tàng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.