Đưa ra thông điệp một cách gián tiếp
Như đã đề cập từ trước, thông điệp là điều bạn muốn chuyển tải. Nếu
cuộc phỏng vấn xoay quanh chủ đề đầu tư và bạn là giám đốc của một quỹ
ủy thác đầu tư, bạn có thể đến trường quay với ý định nói về tầm quan
trọng của việc đa dạng hóa đầu tư vào các tài sản khác nhau và nếu có thể,
bạn sẽ nói cả về việc trang bị kiến thức cho các nhà đầu tư và về chăm sóc
khách hàng (xem ở dưới). Nếu bạn có thể nói về bất kỳ chủ đề nào trong số
này, bạn sẽ chuyển tới công chúng thông điệp về đa dạng hóa, trang bị kiến
thức và dịch vụ.
Và đó là thông điệp bạn muốn đưa ra. Vì vậy, bạn sẽ bước vào cuộc
phỏng vấn với những vấn đề về “đa dạng hóa, trang bị kiến thức và dịch
vụ” trong đầu. Và bạn cần nhớ bạn chỉ có thể đưa ra thông điệp của mình
một cách gián tiếp. Nếu công chúng nghĩ: “A ha, thằng cha này cố ý quảng
bá cho quỹ đầu tư của hắn,” thì bạn đã làm hỏng những tác động tích cực
của cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn nên diễn ra như cuộc trao đổi giữa
những người am hiểu chủ đề hơn là giữa các cá nhân tư lợi và trong bất kỳ
trường hợp nào, bạn cũng muốn được mời trả lời phỏng vấn nữa.
Nhưng bạn gặp khó khăn: Bạn không có cơ hội chuyển tải thông điệp
của mình. Vẫn với ví dụ ở trên, nhà báo có thể muốn tập trung vào những
triển vọng của các thị trường mới nổi, vì vậy bạn không có cơ hội để nói về
chiến lược đa dạng hóa… Khi đó, bạn có một vài lựa chọn như sau:
Thuận theo dòng chảy. Bất kỳ cuộc phỏng vấn riêng rẽ nào cũng nên
đặt trong chiến lược quan hệ lâu dài. Nếu nhà báo đạt được nhiều lợi
ích hơn bạn từ cuộc phỏng vấn thì cũng không sao cả. Hãy nhớ rằng
chỉ cần được trích dẫn là bạn sẽ có được sự ủng hộ ngầm của cơ quan
truyền thông. Cơ quan này thể hiện hình ảnh của bạn như một chuyên
gia (và cũng chứng minh kỹ năng tìm kiếm chuyên gia của họ).
Xác định lại thông điệp. Tất nhiên, bạn không kịp làm điều này khi
cuộc phỏng vấn đã bắt đầu nhưng nếu nhà báo hỏi về các thị trường