Nếu bạn có thể, hãy công khai những ý kiến đó. Bởi vì khi bạn làm việc
với giới truyền thông, bạn cần có chính kiến.
Tất nhiên, không phải tất cả các ý kiến của bạn đều phù hợp để nêu ra
hết trong cuộc phỏng vấn. Nếu bạn nói ra tất cả những ý kiến của mình, bạn
có thể bị sa thải ngay. Cần phải cân bằng. Bạn nên chú ý đến khuôn mặt,
giọng nói và thái độ của bạn khi bạn đưa ra một ý kiến chắc chắn. Nếu bạn
làm việc cho một công ty bảo hiểm, bạn có thể có quan điểm ủng hộ các
chính sách liên kết. Cũng như vậy, nếu bạn làm cho công ty kinh doanh
thực phẩm, bạn có thể tranh luận rằng bơ là thực phẩm bổ dưỡng quá bị coi
nhẹ. Giả sử bạn có hoặc không có hai loại niềm tin này. Nếu chúng được
đưa ra trong một cuộc phỏng vấn, hay bất kỳ cuộc trao đổi nghiêm túc nào,
bạn sẽ ứng xử ra sao?
Bạn sẽ muốn được lắng nghe và được chia sẻ. Bạn nghĩ xem mình sẽ nói
gì và bạn sẽ nói điều đó như thế nào. Bạn sẽ làm mọi điều có thể để thu hút
được sự chú ý của mọi người. Sau đó, bạn có thể ngả người về phía trước
bàn và giải thích rõ ràng và đơn giản về quan điểm của bạn. Bạn sẽ chú ý
xem mọi người có gật đầu, có muốn đặt câu hỏi, có muốn bạn nói tiếp
không. Nhưng dù bạn làm thế nào, cách tiếp cận của bạn rõ ràng hướng đến
làm cho người kia hiểu và thấy thuyết phục với những gì bạn nói.
Tuyệt vời! Hãy duy trì phong cách đó. Đó là sự kết hợp giữa quan điểm
vững vàng và quyết tâm thể hiện quan điểm đó. Đó chính là thông điệp.
Cuối một buổi phỏng vấn diễn ra tốt đẹp, nhà báo sẽ trở về văn phòng và
bị thuyết phục rằng đầu tư liên kết là chiến lược tốt và/hoặc mọi người nên
ăn nhiều bơ hơn. Cô ta tin vào điều đó, vì thế câu chuyện của cô ta sẽ thể
hiện quan điểm đó. Cô ta sẽ không chỉ trích dẫn bạn như một chuyên gia để
khẳng định lập luận của mình mà cả câu chuyện sẽ chuyển tải thông điệp
được bạn chuyển tới cô ta. Điều này không phải lúc nào cũng xảy ra nhưng
nếu xảy ra sẽ đem lại kết quả tốt.