nghiên cứu trên 120 em trong độ tuổi mẫu giáo để xác định xem
liệu những trẻ học trường chuyên có thông minh, sáng tạo và
hạnh phúc hơn các trẻ khác không. Một số trường học hiện nay
chuyên về học thuật và một số trường khác lại thiên về kỹ năng
giao tiếp xã hội.
Câu hỏi của chúng tôi đặt ra là, liệu những trẻ em 4 tuổi được dạy
chữ và số nhiều hơn có thông minh, bặt thiệp, sáng tạo hơn khi
lên 5, 6 tuổi không? Câu trả lời là, quả thật, những trẻ này có vượt
trội bạn bè về mặt chữ cái và con số khi lên 5 tuổi. Song, một
nghiên cứu tiếp theo của Tiến sĩ Rescorla và Betsy Richmond -
một nhà trị liệu tư ở Ardmore, Pennsylvania - chỉ ra rằng các trẻ
này không hề khác nhau khi thật sự bắt đầu đi học. Những đứa
trẻ trong nhóm thứ nhất không hề tỏ ra thông minh hơn các bạn
còn lại (qua các bài kiểm tra đánh giá độ thông minh và mức sáng
tạo), đồng thời lại tỏ ra kém sáng tạo và ít hứng thú học hành.
Để thành đạt trong cuộc sống, bạn cần nhiều thứ hơn là điểm số
trong một bài kiểm tra IQ. Các nhà tâm lý học còn chỉ ra rằng
trong một số trường hợp, người có chỉ số IQ cao lại thất bại trong
khi một người có chỉ số IQ bình thường lại thành công. Những
yếu tố như nhận thức về bản thân, tính nguyên tắc, khả năng
thấu hiểu người khác… là những biểu hiện của sự thông minh và
thành đạt đích thực.
Vậy chỉ số IQ liên quan đến sự thông minh như thế nào? Chúng ta
có thể làm gì để hỗ trợ con cái phát triển trí thông minh? Mời bạn
khám phá các câu trả lời ngay sau đây.
CHỈ SỐ ÌQ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ THÔNG MÌNH NHƯ THẾ NÀO?
Năm 1904, chính phủ Pháp yêu cầu nhà tâm lý học Alfred Binet
soạn một bài kiểm tra để xác định những trẻ không có khả năng
tiếp thu kiến thức nhằm chuyển các em này sang những trường
đặc biệt. Binet và học trò của ông - Theophile Simon - đã soạn một
bài kiểm tra được tiến hành riêng lẻ trên từng trẻ. Bài kiểm tra
như sau.
Chú bé Alex 8 tuổi ngồi cùng bàn với cô Simpson. Cô Simpson nhẹ
nhàng đặt các câu hỏi. “Hòn đá thì cứng. Còn chiếc gối thì thế nào
hả Alex?”. “Mềm ạ!” - Alex trả lời. “Giỏi lắm!” - cô Simpson động
117