tại New York có tên gọi là Baby Ivies. Không chỉ thế, mùa thu năm
2002, Jack Grubman - một nhà phân tích tài chính có thế lực tại
New York - đã thao túng cổ phiếu để đưa con vào trường mẫu giáo
“chuẩn”!
Nỗi lo lắng của người lớn về chỉ số IQ và tương lai thành đạt cho
con cái đã phần nào khuấy động thế giới tuổi thơ yên bình, vui
nhộn. Ngày nay, nhiều trẻ em bị buộc phải làm bài kiểm tra chỉ số
IQ để được nhận vào một số trường mẫu giáo nhất định. Còn
những đứa trẻ đang học tập tại những trường mẫu giáo luôn chạy
theo thành tích thì phải liên tục tham gia những trò chơi sáng
tạo, khám phá bản thân được lồng ghép trong các bài tập, bài
giảng. Nhiều em cảm thấy chuyện học hành quá vất vả và đâm ra
lo lắng, sợ hãi, dù chỉ mới là đi học mẫu giáo!
Trong chương sách này, chúng tôi sẽ giúp bạn vỡ lẽ rằng chỉ số IQ
chẳng mấy liên quan đến sự thành đạt của trẻ sau này. Khi đã
hiểu bản chất của bài kiểm tra IQ, ngay lập tức bạn sẽ tự hỏi liệu
bài kiểm tra đó có thật sự là thước đo đúng đắn để đo độ thông
minh của trẻ chứ chưa nói đến chuyện tiên đoán sự thành đạt sau
này của trẻ. Mọi người thường định nghĩa sự thông minh là khả
năng học hỏi, suy nghĩ hoặc giải quyết những tình huống, thử
thách. Khúc mắc nằm ở chỗ: những phẩm chất này không hề có
trong bài kiểm tra IQ.
Sự quan tâm thái quá về chỉ số IQ khiến nhiều người nghĩ rằng
con em những gia đình trung lưu cần có gia sư riêng và học các
chương trình học riêng ở trường mẫu giáo để tối đa hóa chỉ số IQ.
Chương sách này sẽ giúp bạn thấy rằng nơi trẻ con học hỏi được
nhiều điều nhất không phải là trường lớp. Và thật ra, tốt nhất là
hãy để trẻ học theo cách riêng của chúng: học qua các trò chơi, các
hoạt động khám phá những mối tương tác xã hội và tận hưởng
cuộc sống.
NHỮNG HẬU QUẢ KHÔNG NGỜ KHI QUÁ QUAN TÂM CHỈ SỐ IQ
Phụ huynh ngày nay phải gánh vác trọng trách nặng là bằng mọi
cách phải gia tăng chỉ số IQ của con cái. Song, nghiên cứu của
chúng tôi lại cho thấy những đứa trẻ biết nhiều thứ hơn không
hẳn thông minh hơn bạn bè cùng lứa. Chúng tôi đã thực hiện
116