mẫu giáo đều là do bố mẹ không dạy dỗ, chăm sóc trẻ chu đáo.
Điều này dẫn đến một nếp nghĩ phản khoa học: nếu người lớn biết
ca ngợi trẻ rằng trẻ rất thông minh, thì trẻ cũng sẽ tin rằng chúng
thông minh và do đó sẽ học hành giỏi giang ở trường.
Ý tưởng này không phải là phi thực tế. Nếu bạn nói với một đứa
trẻ là nó xinh xắn thì chắc chắn nó sẽ tin như thế. Nếu mọi người
bảo bạn rằng bạn rất thông minh thì bạn có tin không? Có nỗ lực
học hành hiệu quả hơn không? Câu trả lời cho tình huống này là:
không!
Khen ngợi ai đó thông minh chỉ gây ra phản ứng ngược: tạo ra
những trẻ thụ động trong việc học hỏi (những trẻ này vốn ngại
phát huy bản thân vì sợ thất bại), giam hãm trẻ trong chính hình
ảnh một đứa trẻ thông minh mà trẻ luôn tìm cách gìn giữ bằng
mọi giá.
TRẺ MẪU GỊÁO NHÌN NHẬN LỆCH LẠC VỀ BẢN THÂN NHƯ THẾ
NÀO?
Trẻ con phát triển nhận thức về bản thân như thế nào? Tiến trình
này diễn ra nhanh - chậm ra sao? Nhận thức về bản thân của một
đứa trẻ 3 tháng tuổi sẽ rất khác với những gì trẻ hiểu biết về bản
thân khi lên 3, lên 8 tuổi. Từ các cuộc phỏng vấn với nhiều trẻ em
trong các độ tuổi khác nhau, giáo sư Susan Harter của Đại học
Denver, chuyên gia về sự phát triển nhận thức bản thân ở trẻ nhỏ,
đã đưa ra một ví dụ tổng hợp về cách một đứa trẻ 3-4 tuổi nhìn về
bản thân như sau:
Mình 3 tuổi và sống trong một ngôi nhà to với mẹ, bố, anh trai
Jason và chị gái Lisa. Mình có mắt màu xanh, có một con mèo
màu cam và một cái tivi trong phòng. Mình biết tất cả các chữ cái,
nghe này: A-B-C-D-E-G-H-N-L-K-O-M-P-X-U! Mình có thể chạy
cực nhanh. Mình thích ăn pizza. Mình có một cô giáo mẫu giáo rất
dễ thương. Mình có thể đếm đến 10, bạn có muốn nghe mình đếm
không? Mình yêu con chó Skipper của mình lắm. Mình có thể leo
lên đỉnh của khu tập thể dục. Mình chẳng sợ đâu! Mình chẳng bao
giờ sợ! Mình luôn hạnh phúc… Mình rất khỏe mạnh. Mình có thể
nhấc bổng cái ghế này đấy, xem này!
Ồ! Bạn vừa theo dõi một đứa trẻ kể cho phỏng vấn viên nghe về
145