sánh như thế mà nhiều người cảm thấy bị áp lực nặng nề và dần
dần không dám mạo hiểm trải nghiệm những điều mới mẻ. Còn
trẻ con thì khác, trẻ chẳng bao giờ nói: “Bạn đó chơi bowling giỏi
hơn mình!” vì trẻ không so sánh bản thân với người khác và cũng
không quan tâm điều này. Trẻ luôn nghĩ mình tuyệt nhất! Và đó
cũng chính là vấn đề!
CẢM NHẬN ĐÚNG VỀ BẢN THÂN
Lên 8 tuổi, trẻ bắt đầu nhìn nhận về bản thân phức tạp hơn so với
lúc học mẫu giáo. Ở tuổi này, trẻ mô tả về bản thân một cách cân
bằng, trừu tượng hơn, tự nhận thấy mình có thể không hoàn hảo
mọi mặt. Trẻ cũng bắt đầu so sánh mình với những người xung
quanh, nhận thấy bạn bè hơn hay kém hơn mình về mặt nào đó.
Trẻ lớn hơn có thể cân đối những đánh giá tiêu cực và tích cực về
bản thân. Khi nhận thấy mình không giỏi mặt nào đó, trẻ sẽ
quyết định xem điều đó không quan trọng (ví dụ: “Mình bơi kém
thì đã sao? Mình vẫn đá bóng rất siêu đấy thôi!”). Điều này giúp
trẻ vẫn có thể tự hào về bản thân dù đã biết mình không hoàn
hảo. Và ở tuổi lên 8, trẻ cũng đã chuyển từ việc định nghĩa bản
thân bằng các tính cách bề ngoài sang nhận thức về các tính cách
xã hội và tâm lý bên trong. Một trẻ 8 tuổi thường nói về bản thân
như sau:
Mình được khá nhiều người biết đến, nhất là các bạn gái. Đó là vì
mình tử tế, hay giúp đỡ mọi người, lại không nhiều chuyện. Mình đối
xử tốt với hầu hết bạn bè. Đôi lúc quá giận, mình cũng có hơi nặng lòi
với người khác. Mình học khá giỏi một số môn như ngôn ngữ, xã hội
học. Riêng môn toán và khoa học thì mình tiếp thu khá chậm trong
khi một số bạn của mình lại học mấy môn này rất nhẹ nhàng. Nhưng
không sao, toán học và mấy môn khoa học chẳng quan trọng mấy với
mình. Mình vẫn rất tự hào về bản thân. Ngoại hình và sự nổi tiếng
của mình mới là điều đáng chú ý.
Vậy bạn đã nhận thấy sự khác nhau giữa một đứa trẻ 4 tuổi và
đứa trẻ 8 tuổi khi mô tả về bản thân chưa?
147