Có một quyển sách rất hay dành cho trẻ con trong tuổi này có tựa
là My book about Me, by Me Myself with Some Help from My
Friends của giáo sư Seuss. Bạn có thể dán hình đứa con 2-3 tuổi
của bạn lên trang bìa. Sau đó, bạn cùng bé mô tả về chính bản
thân bé. Quyển sách này sẽ hướng dẫn bạn tổ chức những hoạt
động vui vẻ với bé như đếm xem bé có bao nhiêu cái răng, đo xem
chân bé dài bao nhiêu… Tất cả những hoạt động đó đều thú vị đối
với trẻ độ tuổi này và góp phần giúp trẻ định nghĩa bản thân.
Trẻ sẽ thay đổi nhận thức về bản thân suốt 5 năm đầu đời. Như
những vòng tròn đồng tâm, quan điểm của trẻ về bản thân sẽ
chuyển từ phạm vi thể chất sang phạm vi xã hội, cảm xúc, trí tuệ.
PHẠM VI THỂ CHẤT: CƠ THỂ CỦA TÔI
Điều đầu tiên trẻ nhận thức là cơ thể của chính mình. Ngay cả
một đứa bé sơ sinh cũng thi thoảng đặt tay lên mặt, dù vô tình
hay cố ý. Điều quan trọng ở đây là trẻ có thể cảm nhận được bàn
tay đặt lên gò má và gò má nằm trong lòng bàn tay mình. Các nhà
tâm lý học gọi đây là sự tiếp xúc kép và điều này giúp trẻ hiểu
rằng cái bộ phận cơ thể trẻ đang tiếp xúc chính là của mình.
Thế nhưng trẻ có biết đâu là điểm khởi đầu, điểm kết thúc của cơ
thể mình không? Các giáo sư Philippe Rochat và Susan Hespos đã
khám phá xem trẻ sơ sinh có xác định được bàn tay đang chạm
vào gò má mình là tay của chính mình hay bàn tay của người
khác. Sự tiếp xúc nơi gò má được xem là dạng “phản xạ cơ bản”
mà tất cả trẻ sơ sinh đều có. Khi bạn vuốt ve gò má của trẻ sơ sinh,
trẻ sẽ nghiêng đầu sang một bên. Tạo hóa có lý khi tạo ra trẻ con
như thế, nghĩa là trẻ chỉ quay đầu sang bên nào được vuốt ve. Hãy
thử vuốt ve gò má phải của bé, bé sẽ ngoẹo đầu sang phải, và
ngược lại. Đây là một phản xạ rất đặc biệt vì nó giúp trẻ tìm thấy
vú mẹ - điều mà tạo hóa đã mặc định sẵn!
Các nhà nghiên cứu đã quan sát những trẻ mới sinh trong vòng
148