cũng sống trong tâm trạng phòng thủ. Chúng ta muốn con mình
phải thông minh xuất chúng để mọi cánh cửa đại học đều mở
rộng chào đón con, mọi công ty đều phải trải thảm đỏ mong chờ
con đầu quân.
Còn chuyện vui chơi ở trẻ thì sao? Dẫu sao thì đó cũng chỉ là hai
từ đơn giản: vui chơi! Năm 1981, trung bình một đứa trẻ trong độ
tuổi đi học có đến 40% quỹ thời gian mỗi ngày để vui chơi. Đến
năm 1997 thì con số này chỉ còn lại 25%. Không chỉ thế, 40% các
trường nhỏ tại Mỹ còn bỏ luôn cả giờ giải lao.
Không chỉ phải chạy đua với thời gian biểu rất sít sao, trẻ con
ngày nay còn phải gánh chịu nạn “học vượt lớp”, tức là trước khi
vào lớp 1, trẻ phải biết đọc, biết viết hẳn hoi! Sự thật là thế! Ngay
từ mẫu giáo, trẻ đã được dạy các kỹ năng mà trước đây chỉ có thể
được rèn luyện khi vào lớp 1. Thậm chí, nhiều trường mẫu giáo
còn yêu cầu trẻ phải biết đọc mới được nhận vào học, mặc kệ
nhiều chuyên gia về trẻ em cho rằng cần cho trẻ đang độ tuổi đi
nhà trẻ, mẫu giáo tha hồ khám phá, trải nghiệm cuộc sống thông
qua các trò chơi và xây dựng quan hệ với mọi người xung quanh.
Chẳng trách trẻ con ngày nay bị suy nhược tinh thần và lo âu quá
sức. Học viện nghiên cứu về tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu
niên (The American Academy of Child and Adolescent
Psychiatry) của Mỹ cho biết, “nước Mỹ có đến 3,4 triệu trẻ em và
thanh thiếu niên bị suy nhược thần kinh, chiếm 5% tổng số người
trẻ tuổi”. Một số trường hợp bị suy nhược nghiêm trọng đã dẫn
đến tử vong. Từ năm 1980 đến năm 1997, số trẻ em từ 10 - 14
tuổi tự tử đã tăng lên đáng kinh ngạc: 109%!
Bên cạnh đó, chỉ số lo âu của trẻ cũng tăng rõ rệt từ những năm
50. Ngày nay, trẻ em 9 tuổi đã bắt đầu cảm thấy lo lắng khi phải
chịu quá nhiều áp lực. Một số nghiên cứu cho thấy ngày càng có
nhiểu trẻ bị căng thẳng bởi áp lực thi cử, có thể vì số lượng bài thi
ngày càng tăng và những mong đợi quá cao xa của phụ huynh. Dĩ
nhiên, sự lo lắng này ảnh hưởng nhất định đến việc học của trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn có những nỗi lo lắng khác bởi ít tiếp xúc với cha
mẹ (trẻ thường cảm thấy an toàn khi ở cạnh gia đình). Chưa hết,
nhiều trẻ còn cảm thấy âu lo khi môi trường sống xung quanh
16