người có chỉ số IQ cao nhưng thường mắc lỗi, nhầm lẫn và một
người có chỉ số IQ trung bình nhưng lại thành công. Đó chính là
“sự thông minh về mặt cảm xúc”. Sự thông minh ấy gồm tinh
thần tự chủ, lòng nhiệt tình, sự kiên định và khả năng tự phát
triển bản thân.
“Sự thông minh về mặt cảm xúc” cũng chính là điểm cốt lõi của ý
chí và tính cách. Những người bốc đồng, thiếu tự chủ có thể có
những hành vi không hợp với đạo lý. Một đặc điểm chính yếu
khác thể hiện “sự thông minh về mặt cảm xúc” là khả năng cảm
thông với người khác. Khả năng này được cụ thể hóa bằng việc
đọc hiểu được cảm xúc, biết thông cảm, biết nổi giận đúng lúc,
đúng nơi và hợp lý.
Trong quan hệ cha mẹ và con cái, khái niệm “thông minh về mặt
cảm xúc” được thể hiện ngay trong những niềm vui, niềm hân
hoan, gắn kết của mối quan hệ này! Đó cũng chính là nền tảng để
trẻ có khởi đầu tốt nhất khi bước vào đời. Rất đơn giản! Bạn chỉ
cần dành thời gian chơi đùa, trò chuyện với con về những gì xảy
ra trong thế giới của con, cảm nhận và tận hưởng tình cảm ruột
thịt. Vậy là bạn đã làm được điều tốt đẹp nhất mà các bậc cha mẹ
có thể làm để giúp con phát triển trí tuệ, cảm xúc, đảm bảo con sẽ
thành công trong tương lai.
CÁCH TỐT HƠN ĐỂ NUÔI DẠY TRẺ THÔNG MÌNH
Trong quyển sách Đứa trẻ sống vội, giáo sư David Elkind viết:
“Trước đây khái niệm tuổi thơ vốn vô cùng quan trọng trong đời
sống người Mỹ, nhưng hiện nay khái niệm ấy đang có nguy cơ bị
xóa sổ ngay trong xã hội do chúng ta tạo ra. Trẻ em ngày nay đã
trở thành những nạn nhân vô tình của những căng thẳng quá
mức bởi những đổi thay chóng mặt và hoang mang của xã hội
cùng với những mong đợi không có điểm dừng của phụ huynh”.
Là những chuyên gia về sự phát triển của trẻ, chúng tôi rất lo lắng
khi thấy sự lo âu của trẻ đã ảnh hưởng đến xã hội như thế nào. Dĩ
nhiên, ai cũng muốn con mình trở thành những học sinh ưu tú,
nhưng không vì thế mà chúng ta “nhào nặn” đầu óc của trẻ bằng
bất cứ giá nào. Áp lực phải làm cho trẻ ngày càng thông minh hơn
thật vô cùng tai hại bởi nó chứa đựng hiểm họa hủy diệt những
18