huống giao tiếp xã hội thật sự. Và những lúc như thế, bạn cần có
mặt ở đó để quan sát, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cụ thể cho
trẻ.
Nếu con bạn đi nhà trẻ, bạn nhớ liên lạc thường xuyên với bảo
mẫu hoặc giáo viên. Rõ ràng, dù không ở cạnh con, bạn vẫn muốn
bé được chăm sóc chu đáo, được hướng dẫn cách điều chỉnh cảm
xúc thích hợp khi xảy ra mâu thuẫn với bạn bè. Vậy nên nếu có
thể trò chuyện với thầy cô của bé mỗi ngày để tìm hiểu về các
hoạt động của bé trong trường, cách bé chơi đùa với bạn bè và giải
quyết vấn đề khi xảy ra mâu thuẫn, bạn sẽ biết con mình có được
dạy dỗ, chăm sóc tốt hay không. Bạn cũng hãy tập thói quen
thường xuyên liên lạc với những người mà con bạn thường tiếp
xúc. Nếu trẻ luôn cần những thông điệp nhất quán từ phía bạn thì
ngược lại, bạn cũng cần những thông tin nhất quán từ thầy cô
giáo hay những người luôn cận kề bên trẻ.
Để hỗ trợ thêm cho sự phát triển các kỹ năng xã hội của trẻ,
chúng tôi đưa ra một số gợi ý sau đây để bạn có thể giúp con biết
cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân:
Đừng bỏ qua hay xem thường cảm xúc của trẻ. Mặc dù nhiều lúc
bạn chỉ ước gì những khoảnh khắc đau buồn hãy biến đi, nhưng
đó lại chính là những cơ hội chủ yếu để bạn dạy cho trẻ cách né
tránh hoặc giải quyết tình huống mà không quên cân nhắc đến
tình cảm của người khác. Hãy xem đó là những cơ hội để vừa dạy
trẻ cách nhìn lạc quan vừa cho phép trẻ trải nghiệm cảm giác bị
tổn thương hay thất vọng. Đó là công thức hữu hiệu nhất giúp
bạn có thể đối diện với những thất vọng trong cuộc sống.
Cố gắng nhìn thế giới qua lăng kính của trẻ. Khi làm được như
thế, bạn sẽ nhận ra những nguyên nhân khiến trẻ đau buồn
thường rất khác với những nguyên nhân của người lớn. Bạn
muốn mình được cư xử ra sao khi thể hiện tình cảm của bản thân
thì bạn cũng sẽ muốn cư xử với trẻ như thế. Bạn sẽ cảm thấy ra
sao nếu tâm sự với một người bạn về chuyện phiền muộn gì đó để
rồi cô ấy cười nhạo bạn?
Hãy dạy trẻ hiểu rằng sẽ chẳng có gì ghê gớm khi thể hiện những
cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi. Tương tự, hãy cho trẻ thấy
190