nay chúng ta mới biết đến khái niệm vui chơi. Einstein sớm biết
đến giá trị của việc vui chơi khi bảo rằng: “.Dường như vui chơi là
nền tảng thiết yếu cho những suy nghĩ khoa học, tư duy logic. Có
lẽ ở khía cạnh này, vui chơi có vai trò nổi bật hơn cả ngôn ngữ hay
bất kỳ ký hiệu giao tiếp nào”.
Trong một xã hội phát sốt vì thành tích, nếp nghĩ “vui chơi chỉ
làm mất thời gian của trẻ” có liên hệ chặt chẽ với tham vọng tăng
cường tối đa trí thông minh cho trẻ. Các bậc phụ huynh say sưa
lập ra những kế hoạch quá tải cho con, quyết liệt gạt bỏ những
điều mà tận đáy lòng họ hiểu rằng rất quan trọng với con. Vui
chơi có tác dụng tăng cường trí thông minh cho trẻ, ấy vậy mà
mọi người vẫn cho rằng muốn thông minh, trẻ cần học nhiều
hơn! Và thật đau lòng khi điều này lại trở thành chân lý mới!
Dù lượng thời gian trẻ được vui chơi tự do tăng khá chậm kể từ
những năm 1980, song nhiều phụ huynh trên toàn thế giới
dường như vẫn hiểu được giá trị của vui chơi. Trong một khảo sát
được tiến hành vào năm 2000 bởi nhóm nghiên cứu Zero to Three
của trường Đại học Harvard, 87% phụ huynh có con từ 3-5 tuổi
đồng tình rằng vui chơi có tác động lớn đến sự phát triển lành
mạnh của trẻ. Họ còn biết loại hình vui chơi nào có lợi nhất cho
trẻ. Trong cuộc khảo sát, họ xếp loại một số các hoạt động nhất
định như đập bóng (trẻ 6 tháng tuổi), chơi trò giả bộ mở tiệc trà
(trẻ 2 tuổi), tạo ra các tác phẩm mỹ thuật bằng những vật dụng
mỹ thuật (trẻ 4 tuổi) và chơi bài với bố (trẻ 6 tuổi) là những hoạt
động sẽ kích trích sự phát triển của trẻ nhiều nhất. Những hoạt
động khác như chơi trên máy vi tính (trẻ 2 tuổi), tạo ra các tác
phẩm mỹ thuật trên máy vi tính (trẻ 4 tuổi) và ghi nhớ các tranh
ảnh trực quan (trẻ 4 tuổi) được xem là kém quan trọng hơn đối
với sự phát triển tối ưu của trẻ. Kết quả khảo sát ấy đã nói lên một
sự thật phũ phàng: Rõ ràng phụ huynh biết nên làm gì cho con
nhưng chẳng thể tự tin làm. Họ sợ rằng nếu chỉ tin tưởng vào bản
năng thì con mình sẽ mất cơ hội học những kỹ năng quan trọng.
Suy nghĩ của chị Francis, mẹ của bé Rebecca 3 tuổi, phản ánh rõ
điều này: “Nếu con bé chỉ mải vui chơi thì quỹ thời gian dành cho
học tập sẽ bị hao hụt. Tôi sẽ khổ tâm lắm nếu thấy con mình thua
kém bạn bè cùng trang lứa và tôi hoàn toàn không muốn điều đó
203