ĐỂ CON BẠN GIỎI NHƯ EINSTEIN - Trang 205

xảy ra. Thêm nữa, bé Rebecca sẽ cảm thấy thế nào về bản thân
nếu tôi để con bé bị bạn bè bỏ xa trong học tập?”.

Dù thế nào chăng nữa, chúng tôi vẫn hy vọng bạn sẽ bắt đầu nhận
ra rằng vui chơi tự do và vui chơi trong khuôn khổ chính là bí
quyết giúp mang lại nhiều niềm vui hơn cho cuộc sống, không chỉ
với trẻ mà với cả phụ huynh. Vui chơi chính là chìa khóa để tạo ra
những đứa trẻ hạnh phúc, thông minh.

Trước khi tìm hiểu thêm ý nghĩa và tầm quan trọng của vui chơi
đối với trẻ, chúng ta cần quan sát nhanh việc vui chơi của trẻ ở
các độ tuổi khác nhau, bởi trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ có cách vui chơi
khác nhau.

TRẺ CHƠI NHƯ THẾ NÀO?

Trẻ con từ 3 - 6 tháng tuổi đã biết vui chơi, ngay khi bé vừa biết
cầm nắm vật. Trẻ ở tuổi này hoàn toàn hài lòng với bất cứ món đồ
chơi nào, dẫu đó là tờ giấy hay tờ tiền bị vò nát!

Hãy quan sát bé Carol 9 tháng tuổi ngồi trên sàn, chơi với cái búa
bằng nhựa màu hồng dài khoảng 2 tấc của mình. Cô bé săm soi
cái búa một lúc như thể đang ghi nhớ mọi chi tiết của nó, rồi bé
lấy một bàn tay vuốt theo những đường cong trên thân búa, và lại
chuyển cái búa sang tay kia. Cô bé tiếp tục quan sát món đồ chơi
thêm lần nữa, đưa nó lên cao, đưa vào miệng. Rồi bé lôi ngay cái
búa ra khỏi miệng, nhăn mặt (có lẽ vì. không ngon!), rồi quơ quơ,
lắc lắc (có thể bé đang hy vọng nó sẽ tạo ra một âm thanh nào đó
như cái trống lắc chẳng hạn?). Rồi bé vô tình quơ cái búa đụng
vào cái hộp đựng đồ chơi bằng kim loại. Beng! Ồ! Âm thanh này
thú vị quá! Cô bé quơ lấy quơ để cái búa và háo hức nghe những
âm thanh vừa tạo ra. Bây giờ, bé càng lúc càng biết rõ mình phải
làm gì: cô bé gõ cái búa vào cái hộp (nhưng lại cầm bên hông cái
búa!). Mỗi lần gõ, bé lại nhảy lên đôi chút vì thích thú khi tự mình
tạo ra một màn trình diễn ngoạn mục như thế!

Trẻ con từ 6 - 9 tháng tuổi bắt đầu khám phá về đồ vật như thế.
Nhà tâm lý học Holly Ruff ở Đại học Albert Einstein tại New York
City phát hiện ra trẻ con trong độ tuổi này bắt đầu thay đổi cách
cầm nắm đồ vật tùy theo đặc tính của món đồ. Càng lớn, trẻ càng
ít nhìn chằm chặp hay đưa vật vào miệng, bất kể đó là vật gì. Khi

204

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.