những người làm công tác y khoa, công tác giáo dục.
Một khi hiểu được vấn đề, chúng ta có thể hành động đúng đắn để
thay đổi cuộc sống của trẻ và của bản thân. Trong chương sách
này, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách làm điều đó.
SAI LẦM Ở ĐÂU?
Nếu đã có rất nhiều nghiên cứu về trẻ con thì tại sao việc áp dụng
vào thực tế lại lạc hậu so với khoa học đến vậy? Và tại sao kết quả
nghiên cứu lại không được áp dụng ở nhà trường và gia đình? Có
một số yếu tố dẫn đến tình trạng đổ xô thành lập các trường lớp
đào tạo thiên tài như hiện nay mà chúng tôi rút ra được từ những
bằng chứng hiển nhiên trong thực tế: cảm giác tội lỗi, lo sợ và
những phát biểu độc địa mượn danh khoa học.
Trong hầu hết gia đình hiện nay, bố mẹ đều đi làm và phải làm
việc nhiều giờ hơn so với các thế hệ trước. Dù không có nhiều thời
gian trực tiếp dạy dỗ con cái, chắc chắn họ vẫn muốn con mình
được chăm sóc tốt nhất, học những lớp tốt nhất để chúng không
lãng phí bất kỳ giây phút nào khi không ở cạnh bố mẹ. Các ông bố
bà mẹ đều cảm thấy có lỗi khi không ở bên con cái thường xuyên,
nên thường muốn tìm thứ gì đó có thể “thay thế cho cha mẹ”, để
con có được mọi sự giáo dục cần thiết. Chúng ta sợ rằng trẻ sẽ
không được chăm sóc tốt nên quyết tâm tận dụng triệt để mọi
thời gian bên con, để khoảng thời gian đó đạt “chất lượng” nhất!
Chúng ta thúc ép trẻ thành “thiên tài” còn vì chúng ta rất lo sợ
cho tương lai của trẻ! Trong nền kinh tế toàn cầu bất ổn hiện nay,
chúng ta muốn trang bị cho trẻ những “vũ khí” tốt nhất có thể để
mai này trẻ không thất bại. Chúng ta muốn đảm bảo rằng con
mình sẽ thành công giữa một xã hội đang khủng hoảng lao động
với tỉ lệ thất nghiệp cao và quá ít người có được một sự nghiệp
thật sự vững chắc.
Cuối cùng, phụ huynh bị chao đảo bởi những phát biểu độc địa
mượn danh khoa học từ giới truyền thông. Vài thập niên trước,
các nhà khoa học khám phá ra những sự thật đáng kinh ngạc về
việc học tập của trẻ. Thế rồi trong lúc vội vã đưa những kết quả
nghiên cứu khoa học đến với công chúng, báo chí thường lược bỏ
những phần phức tạp, chỉ cung cấp những thông điệp ngầm hiểu.
240