ĐỂ CON BẠN GIỎI NHƯ EINSTEIN - Trang 239

A

Chương 10

NUÔI DẠY CON ĐÚNG CÁCH

TRONG THẾ KỶ 21

“Nuôi dạy trẻ em không phải là tò tò đi theo giám sát… Đó là một
quá trình hỗn hợp các yếu tố mày mò tìm kiếm, hy vọng, yêu thương
và may mắn… Không có nguyên tắc, quy định chuẩn nào cho việc
dạy dỗ con trẻ, ngoại trừ phương châm ‘dạy càng ít càng tốt’. Cách
nuôi dạy trẻ sáng suốt nhất là không thúc ép trẻ, giáo dục nhẹ nhàng,
thỉnh thoảng kết hợp thái độ trung lập.”

- Ralph Schoenstein

lbert Einstein là một vĩ nhân không phải vì não của ông có
thể “tiêu hóa” toàn bộ lượng kiến thức và thông tin khổng
lổ của nhân loại mà là vì ông có suy nghĩ sâu rộng. Tất cả

sự vĩ đại của ông nằm ở tiến trình tư duy. Mẹ ông là nghệ sĩ piano
và ông được học nhạc từ năm 6 tuổi. Suốt nhiều năm, Einstein
chẳng tiến bộ mấy trong âm nhạc. Nhưng khi 13 tuổi, đột nhiên
ông say mê những bản sonata của Mozart và bộc lộ năng khiếu
thiên tài với đàn violon. “Tình yêu là người thầy còn tốt hơn cả ý
thức trách nhiệm”. Đó là những gì người ta rút ra khi thưởng thức
thành quả âm nhạc của Einstein.

Mặt khác, Einstein cần đến rất ít “sự hỗ trợ” để phát triển khả
năng lập luận của mình. Khi còn nhỏ, ông rất thích tìm hiểu bản
chất thật sự của những vấn đề và sẵn sàng ngồi lì hàng giờ để tìm
cho ra đáp án bằng cách tích cực mổ xẻ, phân tích những vấn đề
hóc búa. Einstein cũng là người cực kỳ tỉ mỉ và chu đáo khi chơi
trò xây nhà, xây tháp bằng các khối đồ chơi, rồi sau đó là những lá
bài.

238

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.