niệm và kỹ năng ngay từ những năm đầu đời, dù chỉ là học vẹt.
Đơn giản vì trẻ rất khó học khi học mà không hiểu do thiếu trải
nghiệm”. Nói cách khác, việc bắt trẻ ghi nhớ chân dung và tên của
những nhà soạn nhạc là điều vô ích với trẻ dưới 5 tuổi, bởi những
thông tin đó không hề liên quan hay có ích gì với thế giới chung
quanh của trẻ. Ngay cả các tranh ảnh trực quan với các tên gọi
hay con số sặc sỡ cũng không hề giúp trẻ tăng cường năng lực nếu
chúng không liên quan đến những gì trẻ trải nghiệm mỗi ngày.
Không hề có bằng chứng nào cho thấy những trải nghiệm trong
các năm đầu đời sẽ giúp cải thiện não của trẻ.
Thế thì, liệu có phải 3 năm đầu đời là “thời điểm vàng” để trẻ học
hỏi? Liệu 3 năm đó có đại diện cho giai đoạn phát triển chính yếu
của não và giúp trẻ trở thành thiên tài? Câu trả lời đơn giản là
không! Nếu được nuôi dưỡng và lớn lên trong môi trường bình
thường, nghĩa là giữa cộng đồng, giữa những người luôn yêu
thương, trò chuyện với trẻ - não của trẻ sẽ tự phát triển bình
thường. Cha mẹ không phải là những nhà điêu khắc để tạc nên
những bộ não như ý cho trẻ.
Hãy thư giãn một chút! Ngay cả những hành vi cơ bản như học
ngôn ngữ cũng có thể được thực hiện khi con bạn đã lớn. Nếu bạn
thuê một vú em nói tiếng Anh cho đứa con 2 tuổi hay 5 tuổi thì
sau này cháu vẫn sẽ phải học tiếng Anh và trong thực tế, cháu
không hề bị thua thiệt khi phải học tiếng Anh ở tuổi lên 8, lên 9.
Giả thuyết phải cho trẻ học mọi thứ trong 3 năm đầu đời là hoàn
toàn sai. Thực vậy, đó là điều mà Tiến sĩ John Bruer, giám đốc tổ
chức James Mc-Donnell tại St. Louis, bang Missouri, gọi là Huyền
thoại về 3 năm đấu đời. Trong quyển sách cùng tên, ông cho rằng
chúng ta không tạo ra những điều kiện thuận lợi thì não vẫn có
thể phát triển được.
Ông còn đề nghị không nên dùng khái niệm “giai đoạn vàng” để
thanh minh cho việc nhất định phải tạo ra môi trường tốt hơn để
kích thích não phát triển tốt hơn. Chúng ta không phải là những
“kiến trúc sư tạo não”, do vậy không cần “khảo sát” xem cần phải
cung cấp cho não những gì để não phát triển tốt nhất. May thay,
hàng triệu năm tiến hóa đã thúc đẩy bộ não con người phát triển.
38