thường để lại hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn việc dùng thuốc
khi mang thai có thể hủy hoại bào thai, để lại những ảnh hưởng
mà sau này trẻ không bao giờ có thể khắc phục.
Những giai đoạn cực quan trọng đó rồi sẽ chấm dứt theo quá
trình phát triển sinh học của một con người. Tuy nhiên, cũng có ý
kiến tranh cãi rằng những “giai đoạn vàng” tác động đến sự phát
triển tâm lý cũng quan trọng không kém. Hãy xem trường hợp bi
đát của “tù nhân trong nôi” Genie, đăng trên báo Los Angeles
Times ngày 17 tháng 11 năm 1970.
Đó là câu chuyện kinh khủng về một cô bé 13 tuổi bị giam giữ
trong gian phòng ngủ chật hẹp từ khi em mới được 20 tháng. Cô
bé bị cột chặt vào một cái bô trong căn phòng bé nhỏ và bố mẹ chỉ
mở cửa khi cho em ăn. Khi người mẹ gần như mù lòa của em do sơ
suất đã dẫn nhầm em đến trung tâm bảo trợ xã hội, mọi người
mới biết đến cô bé nhỏ thó, yếu ớt, bị suy dinh dưỡng trầm trọng
này. Dù sau đó được chăm sóc cẩn thận nhưng đến 4 năm sau,
khả năng ngôn ngữ của Genie vẫn còn hạn chế. Cô bé tích lũy
được vốn từ của một đứa bé lên 5 nhưng gần như không bao giờ
có thể sử dụng văn phạm chính xác.
Genie là điển hình tiêu biểu cho tình trạng bị tước đoạt điều kiện
sống tự nhiên. Trường hợp của em cho thấy nếu bỏ lỡ cơ hội tiếp
cận ngôn ngữ trong giai đoạn thiết yếu để học ngôn ngữ, chúng ta
sẽ không bao giờ có thể lấy lại quãng thời gian đó và phát triển các
kỹ năng ngôn ngữ cần có.
Giáo sư Elissa Newport, giảng viên Đại học Rochester tại New
York, đã nghiên cứu năng lực của những người sử dụng ngôn ngữ
ký hiệu tại Mỹ. Một vài người trong số họ được cha mẹ dạy ngôn
ngữ này ngay từ bé. Số khác thì mãi đến năm 12-13 tuổi mới được
học ngôn ngữ này ở trường. Bà khám phá ra rằng, những đứa bé
khi lớn mới được học ngôn ngữ này luôn thua kém những trẻ
được học từ nhỏ và cho dù sử dụng ngôn ngữ này đến 30 năm nữa
thì kết quả vẫn chênh lệch như thế.
Còn với các kỹ năng khác, Tiến sĩ Irving Sigel, nhà khoa học cấp
cao tại Trung tâm nghiên cứu giáo dục ở Princeton, bang New
Jersey, viết: “… Sẽ mất rất nhiều thời gian để dạy trẻ các khái
37