một số vùng não nhất định có thể cần thiết cho sự sáng tạo khi trẻ
đến tuổi thiếu niên và trưởng thành”. Học quá nhiều trong những
năm đầu đời có thể gây hại hơn là có lợi cho chỉ số thông minh
sau này của trẻ. Giáo sư Huttenlocher nhìn nhận: “Chẳng phải
ngẫu nhiên mà hồi bé, Albert Einstein có thành tích học tập chỉ
trên trung bình”, bởi điều đó giúp ông tránh khỏi tình trạng bị
“chật não”.
Đến đây, chúng tôi hy vọng đã thuyết phục được bạn tiết giảm
mong muốn làm mọi cách để con mình có bộ não lớn hơn những
trẻ khác bằng cách bắt ép trẻ học tập cật lực, chơi thật nhiều
những món đồ chơi trí tuệ.
BA NĂM ĐẦU ĐỜI VÀ THUYẾT “GIAI ĐOẠN VÀNG”
Ai cũng biết những năm đầu đời có ý nghĩa hết sức quan trọng đối
với sự phát triển não bộ của trẻ. Do đó, “Giai đoạn vàng” có lẽ là
giả thuyết được bàn cãi nhiều nhất.
Theo giáo sư tâm lý học Edward Zigler và các cộng sự của ông tại
Đại học Yale thì: “.Ẩn ý của các phương tiện đại chúng về tầm
quan trọng của ‘giai đoạn vàng’ đối với việc học hỏi của trẻ trong
những năm đầu đời đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng và cảm
thấy rằng mình cần dạy cho con trẻ học làm toán, chơi nhạc, sử
dụng ngoại ngữ. ngay từ khi trẻ đi mẫu giáo hay còn nằm trong
nôi”.
Khái niệm “giai đoạn vàng” xuất phát từ góc độ sinh học. Đó là
quãng thời gian những khía cạnh quan trọng có liên quan đến sự
phát triển của trẻ diễn ra với điểm khởi đầu và kết thúc rõ rệt. Để
minh họa khái niệm này, chúng ta hãy thử xem xét tình trạng bi
kịch của những phụ nữ mang thai phải dùng đến thuốc
thalidomide vào những năm đầu của thập kỷ 60 để chống buồn
nôn vào buổi sáng. Nếu dùng thuốc vào ngày thứ 26 sau khi đậu
thai, sự phát triển phần cánh tay của bào thai sẽ bị ảnh hưởng và
đứa trẻ khi sinh ra có thể bị cụt tay. Nếu người mẹ dùng thuốc trễ
2 ngày, bào thai có thể sẽ phát triển cánh tay nhưng tối đa chỉ
được đến phần khuỷu. Và đứa trẻ đó sẽ chẳng bao giờ có thể có
một cánh tay hoàn thiện khi “giai đoạn vàng” đã vụt qua. Đối với
chu trình phát triển của con người, tổn hại ở giai đoạn vàng
36