Đó là lý do tại sao đi khảo sát thực địa lại quan trọng đến thế. Trẻ vui thích
khi đi thăm bảo tàng hải dương học sẽ học được về sinh vật biển nhiều hơn
chúng có thể học trên lớp 50 giờ đồng hồ.
Tương tự như vậy đối với thể thao. Nếu bạn biến việc đập bóng tennis trở
thành một trò vui, bằng cách đưa ra một thử thách tương tự như đập trúng các
ống lon hay đưa ra giải thưởng bằng những chiếc bánh chocolate khi đập
bóng trúng 100 lần qua lưới, trẻ sẽ học nhanh hơn rất nhiều.
Điều ngược lại cũng rất đúng, Tiến sĩ Langer nói. Những người không có
niềm vui khi thực hiện việc gì đó sẽ phải vật lộn vất vả để học hỏi. Vậy nếu
con bạn đập trượt bóng nghìn lần khi nó không mấy thích thú, nó sẽ không
học được gì nhiều. Trừ khi là tennis là một môn chán ngấy!
Do đó, tất cả các bước của phương pháp nuôi dạy này phải thấm đẫm niềm
vui thì mới phát huy được hiệu quả thần diệu của nó. Dẫn trẻ đi xem trận
tennis giữa hai đội danh tiếng có thể là một cách hay để giải trí. Nhưng nếu
chỉ vui khi xem thi đấu thì không đủ. Trẻ cần được vui ngay cả trên đường
đến sân thi đấu. Hãy để trẻ tự chọn nhạc phát trên đài trong xe kể cả nếu việc
này có làm bạn nổi điên. Hoặc đi ăn pizza sau khi xem trận đấu cũng là ý kiến
hay. Pizza đối với tôi là một niềm vui. Và ngồi trên xe với nhiều trẻ con cũng
là một niềm vui. Ngay cả việc tham dự vào chuyến đi đó, tự nó cũng đã là
niềm vui rồi. Và việc nhớ lại toàn bộ những chuyện đó chắc chắc sẽ là một kỷ
niệm vui.
Kể cả những ngôi sao chuyên nghiệp cũng thích “những niềm vui”! Thi đấu
trong giải bóng rổ quốc gia Mỹ NBA khi đã nghỉ hưu, siêu sao bóng rổ
Johnson từng nói: “Thật tuyệt vời! Rất vui!”
Tôi cũng nhớ lại siêu sao bóng chày Ryne Sandberg, một cầu thủ rất xuất sắc
nhưng lại rời bỏ bóng chày chỉ sau vài năm thi đấu, dù vẫn còn những hợp
đồng trị giá hàng triệu đô la. Khi được hỏi tại sao anh lại từ bỏ môn bóng
chày, Sandberg trả lời:
“Chỉ đơn giản là tôi không cảm thấy vui khi chơi bóng chày nữa”.
Anh ấy không muốn kiếm tiền nữa, anh ấy muốn có thêm niềm vui.