hội thành công. Nhưng chẳng có đoạn quảng cáo nào như thế cả. Hoặc giả sử
tất cả bạn bè của con bạn đều thích xếp dọn giường… nhưng dĩ nhiên, điều
này cũng lại không có thực.
Thực tế là việc bảo con trai hay con gái bạn: “Hãy vào chơi piano đi!” không
hề hiệu quả hơn việc yêu cầu: “Con tập tennis đi!” hay: “Con vào phòng học
bài đi!”
Lại một lần nữa, cách đó có thể có kết quả ngắn hạn. Có thể con bạn sẽ vào
phòng và mở sách Toán ra. Hoặc rất có thể cậu bé sẽ bật nhạc lên. Hoặc chơi
game. Có thể con gái sẽ đi tập đàn, hoặc không. Thực tế, có lẽ là không.
Trẻ con có thể sẽ máy móc làm các động tác cần thiết. Điều đó khiến bạn nghĩ
rằng chúng đang làm việc bạn muốn chúng làm. Nhưng chúng sẽ không để
tâm trí vào đó. Không ai nhiệt tình làm việc mà người ta buộc họ phải làm.
Chìa khóa của vấn đề là hãy bấm nút đam mê của mỗi người bằng những
động lực phụ.
Đây là cách tạo động lực phụ mà tôi đã sử dụng. Vào ngày thứ ba, tôi bảo bọn
trẻ ở khu tập tennis: “Hãy mang theo năm đô la vào thứ sáu vì sẽ có một chiếc
xe buýt đến câu lạc bộ. Hãy mang một chiếc áo ấm đến vì đêm trời sẽ lạnh.
Chúng ta sẽ đi xem đội USC Trojans đấu với đội UCLA Bruins. Đó sẽ là một
trận đấu tuyệt vời và những ai có điểm từ bảy trở lên sẽ được đi”. Bạn sẽ thấy
những gương mặt bừng sáng! Bọn trẻ trở nên rất hào hứng. Tôi cũng vậy. Vì
đối với tôi, một sự kiện có tính khích lệ như việc xem một trận đấu ở trường
đáng giá khoảng 30 giờ thực hành theo chương trình của bạn, dù đó là thể
thao, khiêu vũ, âm nhạc, nghệ thuật, viết lách hay bất kỳ thứ gì khác.
Điều đó đúng là đáng giá 30 giờ thực hành. Mọi người cười khi tôi nói vậy,
nhưng điều đó là nghiêm túc đấy. Nếu bạn muốn tạo ra động lực phụ cho con
trai để cậu bé trở thành một cầu thủ bóng bầu dục, hãy đưa cậu bé đi xem trận
đấu của một giải chuyên nghiệp.
Cũng theo cách này, để khích lệ con gái bạn trở thành ca sỹ, hãy đến buổi hòa
nhạc của Sheryl Crow hay Vanessa Carlton. Tôi nhìn thấy hàng nghìn cô gái
phấn chấn trước các ca sỹ này. Nếu bạn muốn con gái chơi trượt băng nghệ