không?” Trẻ cần được nhắc nhở và hy vọng cuối cùng điều đó sẽ trở thành
một thói quen. Các em phải được khuyến khích để trở nên chu đáo đối với
cha mẹ cũng như là một ai đó đã đưa tay giúp đỡ các em trong cuộc sống.
Tuy nhiên, đừng trông đợi con bạn đánh giá cao và cảm ơn tất cả những gì
bạn làm cho chúng bằng một tình cảm dạt dào. Bạn không thể đạt được điều
này. Bạn làm mọi việc cho con với tình yêu vô điều kiện. Vì thế, bạn không
đòi hỏi lời cảm ơn và lòng biết ơn. Nếu nó đến thì đó là phần thưởng tuyệt
diệu.
Chúng ta thích được ca ngợi, đó là những lời cảm ơn của con bạn và lời khen
khiến người khác cảm thấy dễ chịu hơn. Điều đó thật sự khiến chúng ta cảm
thấy tuyệt vời. Khen ngợi giống như tình yêu – bạn cho đi bao nhiêu thì bạn
nhận lại nó bấy nhiêu. Nói lời cảm ơn giúp tạo mối liên hệ thân thiết với huấn
luyện viên và giáo viên.
Một điểm nữa tôi muốn khuyên các bậc cha mẹ là đừng bao giờ phê bình
huấn luyện viên của con mình. Không có huấn luyện viên nào hoàn hảo. Họ
cũng chỉ là con người. Nếu con bạn ở trường trung học, tại sao bạn lại mong
chờ một huấn luyện viên trình độ Olympic? Không thể có điều đó. Nhưng khi
con bạn phát triển năng lực, cậu ta sẽ giỏi và giỏi hơn cả huấn luyện viên.
Hãy xem, một giáo sư đại học chắc chắn có nhiều hiểu biết hơn giáo viên dạy
tiểu học, và sự thật là, giáo viên lớp bốn không thể giỏi hơn giáo sư ở trường
đại học. Huấn luyện viên giỏi nhất là người đánh giá đúng trình độ hiện tại
của con bạn.
Cháu trai tôi, Josh, từng là một ngôi sao trong đội tuyển lớp bảy, chiến thắng
tất cả các cuộc đua ở cự ly 200 m và 400 m. Khi tôi tới xem thi đấu, cậu ta
thường xuyên chê bai huấn luyện viên của mình, và nói những câu kiểu như:
“Cô ấy chẳng biết làm điều này và cũng chẳng hiểu điều kia.”
Tôi cùng Josh ăn bữa điểm tâm vào sáng hôm sau, và nói: “ Này, anh bạn, ta
muốn cháu nói cho ta biết năm điều mà huấn luyện viên của cháu đã làm tốt
và năm điều chắc chắn cháu biết về cô ấy.
Cậu ta suy nghĩ và đánh vật với câu hỏi đó trong vài phút rồi trả lời: ”Vâng,