Ở Sài Gòn và Hà Nội, đại tướng Tổng tư lệnh Henri Navarre và tướng chỉ
huy Bắc Việt René Cogny vẫn tiếp tục trao đổi điện tín đổ trách nhiệm cho
nhau về chiến trường Điện Biên Phủ và tự hỏi Điện Biên Phủ còn chống
giữ được bao lâu nữa trong khi chờ đợi các phi đoàn B29 mang bom A đến
giải cứu. Phép lạ mà đại tá nhảy dù Langlais ở Điện Biên Phủ mong mỏi
cũng giống như điều mà hai vị thượng tướng chỉ huy dàn quân viễn chinh
Pháp ở Đông Dương đang ngong ngóng đã không bao giờ đến.
Tướng Partridge, chỉ huy không quân Mỹ ở Viễn Đông và tướng Calsera ở
phòng Hành quân Bộ tham mưu không quân Mỹ với những phi dội B29
chở mỗi chiếc 8 tấn bom đã sẵn sàng cất cánh từ phi trường Clark (Manilla)
bay thẳng đến Điện Biên Phủ nhưng không bao giờ có lệnh khởi hành.
Con Kền Kền mang bom nguyên tử đã bị Thủ tướng Churchill nhốt vào
lồng ở Luân Đôn. Ở Hoa Thịnh Đốn, Tổng thống Eisenhower chấm dứt
thẳng chiến dịch nguy hiểm này bằng một lời tuyên bố rõ rệt trước Hội
đồng an ninh:
- Chính phủ Mỹ đợi xem kết quả hội nghị Genève ra sao trước khi có sáng
kiến mới giúp Pháp ở Đông Dương. Mỹ không muốn làm hư những cơ hội
có thể đưa đến một thoả hiệp chấp nhận được tại Genève.
Lời tuyên bố của Thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ như một hồi chuông
báo tử pháo đài Điện Biên Phủ giữa lúc những trận mưa rào tràn ngập cả
chiến hào, đoàn quân viễn chinh ẩn núp trong nước bùn ngập tới đầu gối.
Bộ chỉ huy Pháp hoang mang, tính chuyện rút binh sĩ khỏi châu thổ Bắc
Việt trước khi bị đối phương bám sát để tiêu diệt. Các báo xuất bản tại Hà
Nội đăng tít lớn, lời Bảo Đại phản đối dự định rút khỏi Bắc Việt của quân