ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRẦN LỆ XUÂN - Trang 55

giỗ hay thăm bà con, đều ghé lại nhà ông Hầu.

Trước ngày rời nhà chồng để trở ra Hà Nội, Lệ thuê đò đi ngược sông
Hương, lên Nguyệt Biều thăm bên ngoại, ở lại một hôm tại nhà thờ họ. Ông
Hầu đã kể cho Lệ rõ về đại gia đình bên mẹ, sau bữa cơm tối đặc biệt quý
tộc Huế, mà bà công chúa đã tự tay làm để đãi cháu.

Theo nhịp ngân nga của tiếng chuông rung ở chùa Thiên Mụ bên sông vọng
qua, Lệ như bước vào thế giới cổ kính xa xưa, mà ông Hầu đang làm sống
lại trước mắt cháu gái:

- Theo gia phả truyền lại thì ngôi mộ Tổ nhà ta phát tích tại núi Đạm dùng
núi Kim Phụng và Ngọc Trản làm hai cái án. Khi Tổ mất, con ông ra Đồng
Hới ở chực tại ngoài đó tới mấy tháng, rước một thầy địa lý, danh tiếng;
thầy địa lý thấy gia chủ có lòng chí thành mới chịu vào. Đến nhà, ông ta ở
lại ba hôm quan sát cả vùng đất Cư Chánh, nơi Tổ ta cư ngụ, chỉ dặn ông
con là hôm nào thấy có người đội nón sắt đến trước nhà đứng ở đâu, cứ
việc đào ngay chỗ đất ấy lên mà để mả chớ không đi đâu xa. Đúng như vậy
thì ngôi mộ này sẽ phát như sau: Nhất đại tầm thường, Nhị đại văn chương,
Tam đại cận đế vương, Tứ, ngũ đại dĩ hậu thế, thế kỳ xương.

Trưa hôm sau, thấy có người đội chảo đồng đến đứng chờ đò ngang qua
sông phía trước nhà, chiếc chảo đồng dùng nấu mật mía, trông xa như cái
nón sắt, ông con Tổ ta nhớ đến lời dặn của thầy địa lý đào ngay chỗ đất núi
Đạm kia, trông sang hai núi Ngọc Trản và Kim Phụng bên kia sông như hai
cái án chầu. Mấy câu tiên đoán năm Ất Tỵ của thầy địa lý hồi đó, dưới triều
vua Lê Huyền Tôn niên hiệu Cảnh Trị, tức là 1665 theo dương lịch, đã lần
lượt ứng nghiệm qua ba đời họ Thân: đời thứ nhất tuy tầm thường song các
vị công tước cũng làm thầy thuốc, dạy học, môn đệ đều đỗ đạt vinh hiển.
Đến đời thứ nhì, khoa thi nào cũng có cử nhân tiến sĩ người họ Thân, làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.