Ngô Đình Cẩn nguyện đến bao giờ bà mẹ khuất núi rồi mới tính chuyện lấy
vợ, nên tuy đã lớn tuổi vẫn ở một mình. Cho đến khi lên ngôi tối cao cố vấn
lãnh đạo miền Trung, như một lãnh chúa phong kiến, Cẩn vẫn gạt việc lấy
vợ ra một bên.
Sự thực, Cẩn không phải bất lực như các anh có mặc cảm bệnh hoạn đối
với đàn bà, mà trái lại, Cẩn là một người ham hố vật dục.
Từ tuổi phát động sinh lý, Cẩn thường tỏ bày quan niệm của mình đối với
phái nữ trong câu: "dâm thê không bằng dâm thiếp, dâm thiếp không bằng
dâm nô".
Quan niệm ấy đã trở thành ám ảnh bệnh tật đối với con người thô lỗ của
Cẩn. Bao nhiêu đầy tớ gái hầu hạ trong gia đình cụ Thượng Ngô đều lần
lượt qua tay cậu ấm chỉ thích ăn trầu, hút thuốc cẩm lệ, uống rượu trắng.
Chinh phục người đàn bà, tình yêu, đối với đầu óc thô sơ của Cẩn là chiếm
đoạt, hãm hiếp, Cẩn đã tự miệng thốt ra:
- Tui ghét nước bông, phấn son mắc tiền chỉ làm nhức đầu, mà tui ưa mùi
dầu dừa, bồ kết.
Mặc dù sinh trưởng ở một gia đình quan cách nhưng khác hẳn với anh em
trong nhà, bản tính chắn chất, quê kệch của cậu ấm áp út nhà họ Ngô, với
kiến thức hẹp hòi, đầu óc hủ lậu, đến khi nương theo thế lực của các anh
mà trèo lên ghế lãnh đạo miền Trung, Cẩn khoác lấy tác phong đầu mục
của một bộ lạc.
Rồi do những sự nịnh hót, bày vẽ của đám tay chân hầu cận, lũ lính lệ, tôi
đòi trong gia đình cụ Thượng Khả từ thuở cậu ấm Cẩn còn bé lãnh chúa
miền Trung đã biến vùng cố đô thành một cõi triều đình riêng mà toà dinh
thự cạnh nhà thờ Phú Cam được xây cất, trần thiết lại theo lối vương giả.
Việc điều khiển chính quyền nằm trọn trong tay Cẩn, hướng theo những lời
bẩm báo của bọn người nhà, cùng mưu mô của mấy tên mưu sĩ tâm phúc,
họp thành một ban lãnh đạo tối cao.
Dưới mắt Cẩn, vị đại biểu chính phủ miền Trung, cũng như các viên tỉnh
trưởng, chỉ là những kẻ thừa hành, tuỳ phái của "cậu".
Muốn được "cậu" tiếp kiến, vị đại biểu phải hỏi qua mấy tên quạt hầu, đổ
ống nhổ bã trầu, đấm bóp của "cậu" và cần được sự động ý của "mụ