nhát bay đầu người tù binh. Bảy tù binh còn lại lặng lẽ nhìn cái xác không
đầu gục xuống cổ. Rồi kẻ cúi đầu, kẻ nhìn đi nơi khác.
Người tù binh thứ hai bị đẩy về phía trước để nhận lãnh cái chết với đầu
rơi khỏi cổ. Người thứ năm phải chịu hai nhát chém mới đứt đầu. Người tù
binh thứ tám và cũng là nạn nhân cuối cùng bị chặt đầu sau khi làm bia cho
lính Nhật bắn một phát tên trúng mắt.
Tại Trung Hoa vẫn ngày 11 tháng Tám, chức tư lệnh chiến dịch cấp cứu
tù binh được tướng Olmstead ở Trùng Khánh bàn giao cho Đại tá Heppner
ở Côn Minh. Là tay cầm đầu hệ thống mật vụ của OSS ở Trung Hoa, đại tá
Heppner quả có đủ điều kiện để phụ trách giai đoạn sắp tới của chiến dịch
cấp cứu.Trong khi Heppner đang hoàn tất những chi tiết của sứ mạng này
thì anh nhận được một bức điện văn từ ở căn cứ Hsian giữa sa mạc Gobi
gửi về. Trung Tá Krause chỉ huy trưởng căn cứ gián điệp trọng yếu đó báo
cho Heppner: anh đã sẵn sàng đối phó với mọi biến chuyển mới. «Chúng tôi
đủ nhân viên có huấn luyện và được trang bị đầy đủ... để nhẩy dù xuống
những vùng chiến lược... » Krause biết Nhật sắp đầu hàng nên muốn cấp
tốc tranh thủ thời gian để cứu tù binh Hoa Kỳ. Đại tá Heppner tổ chức ngay
những đơn vị để sẵn sàng nhảy dù xuống đất địch.
Tại Đông Kinh buổi chiều hôm đó, đô đốc Toyoda, tham mưu trưởng hải
quân Nhật hạ lệnh cho tất cả những tư lệnh hạm đội:
«Mọi hành động tấn công nhắm vào Hoa Kỳ, Anh quốc, Nga Sô và
Trung Hoa phải ngưng ngay lại cho đến khi có lệnh mới».
Mật lệnh đó bị Cơ quan tình báo Hoa Kỳ bắt được và báo cáo về cho
Hoa Thịnh Đốn. Thứ trưởng bộ chiến tranh Hoa Kỳ là Robert Lovelt nhận
được tin liền báo cho bộ trưởng Stimson được biết về hành động của
hảiquân Nhật. Chiều tối hôm đó Stimson rời Hoa Thịnh đi nghỉ mát ở miền
núi.