Takahashi mỉm cười rồi nói: « Tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Đại tá trong
việc này ».
Họ bắt đầu thảo luận ngay về chi tiết hồi hương tù binh Đông Kinh.
Ở về phía Đông Bẳc Bắc Kinh, một chiếc máy bay trên vùng trời Mãn
Châu. Chiếc máy bay này cất cánh từ ở căn cứ Hsian, phía Tây Nam Trung
Hoa có nhiệm vụ cấp cứu tù binh Đồng minh tại trại Holen ở Phụng Thiên,
thủ đô Mãn Châu. Cuộc hành binh nhẩy dù này gồm sáu nhân viên và được
đặt dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hennessy. Vùng này là trung tâm của
Quân đoàn Quan Đông của Nhật, nổi tiếng dữ dội từ trên mười năm nay.
Đoàn nhảy dù khi chạm xuống mặt đất đã gặp nhiều khó khăn về phía binh
sĩ Nhật trấn đóng Phụng Thiên, và nhiều lúc tưởng lâm nguy đến tính mạng.
Phải chờ cho đến sáng ngày 17/8, Thiếu tá Hennessy và nhân viên của ông
mói được vào thăm tù binh Đồng minh trong trại Holen. Lúc này Hennessy
mới biết Tướng Wainwright không có mặt ở đây, ông bị giam ở trại giam
cách Phụng Thiên chừng 150 cây số về phía Đông Bắc.
Nhật Bản chưa kịp trả lời điện văn thứ nhất thì đã nhận được điện văn
thứ hai của Mac Athur. Ở điện văn này, Tư lệnh tối cao lực luợng Đồng
minh yêu cầu Nhật gởi gấp một phái bộ đi Manila để thương thuyết nhiều
vấn đề quan trọng với Đồng minh. Mac Arthur muốn Nhật đệ trình tất cả
những bí mật của quân Nhật, và tiếp nhận chương trình chiếm đóng của
quân lực Đồng minh.
Ở Nhật không có ai ham hố công tác này. Tuy có thiện chí thỏa mãn yêu
cầu của Mac Arthur, nhưng các cấp chỉ huy quân sự đều cảm thấy rùng rợn
trước việc phanh phui cho địch biết cơ cấu quốc phòng. Đúng lý thì Đại
tướng Umezu, Tham mưu trưởng quân lực Nhật phải cầm đầu phái Bộ đi
Manila. Umezu tuyệt đối từ chức việc này, nên nhiệm vụ được trút xuống
cho tướng Tham mưu phó Kawabé. Không có cách gì từ chối. Kawabé phải
nhận công tác và bắt đầu tuyển lựa nhân viên phái bộ. Mười lăm nhân vật
thuộc giới chính trị và quân sự bị chỉ định tham gia phái bộ, một số bỏ trốn