thử nguyên tử ởLos Alamos, Stimson kể lại: ông vừa mới nhận được «tin
vui về thằng nhỏ của tôi ở nhà». Sáng 17 tháng Bẩy ông báo cáo tin vui đó
lên Tổng thống Truman ở Potsdam và yêu cầuTruman cảnh cáo Nhật phải
đầu hàng ngay, nếu không sẽ bị tiêu diệt toàn diện. Vụ thử bom nguyên tử
được thành công đã thay đổi hẳn thái độ của Hoa Kỳ tại hội nghị Potsdam.
Thủ tướng Anh Churchill sau này viết rằng: kể từ ngày 17 tháng Bảy trở đi,
Truman, người bị coi như còn măng sữa trong nghề, dường như đã thanh
toán được hết mọi tự ti mặc cảm bên cạnh hai tay tổ là Staline và Churchill.
Tại những phiên họp sau này, khi Stalin bác bỏ những đề nghị của Đồng
Minh, Truman liền phản công với một giọng điệu cương quyết mà Churchill
thấy là rất «khích lệ». Một trong những điều quan trọng được ghi trong nghị
trình Potsdam là vấn đề Nga nhẩy vào chiến cuộc Á Đông. Theo sự thỏa
thuận đã đạt được ở Yalta trước đây, Staline phải tuyên chiến với Nhật Bản
chậm lắm là ba tháng sau khi chiến tranh kết liễu ở Âu Châu. Chỉ còn vài
tuần nữa là hết thời hạn ba tháng đó. Tướng Marshall tổng tham mưu
trưởng quân lực Hoa Kỳ chủ trương: Nga Sô cần phải tấn công Mãn Châu
và như vậy bắt buộc Nhật phải đem quân từ chính quốc đối phó với Mặt
trận này. Từ ngày 16 tháng Bảy, sự tham dự của Nga vào chiến cuộc Thái
Bình Dương đã trở nên không cần thiết. Hoa Kỳ có thể độc lực đánh thẳng
Nhật Bản trong một ngày rất gần. Tổng Thống Truman biết rõ điều đó. Bị
thất vọng về Staline trong nhiều vấn đề, lúc này ông không muốn thấy Nga
Sô có trường hợp kể công đã góp phần đánh quị sức kháng chiến của Nhật.
Ông cũng không muốn thấy Nga Sôcan thiệp vào công cuộc của Hoa Kỳ ở
Á Châu sau khi Nhật Bản thua trận. Tuy nhiên ông cũng hiểu: hiện tại ông
không có cách nào bắt Nga không được khai chiến với Nhật vào tháng Tám
nếu Nga muốn tôn trọng lời hứa tại hội nghị Yalta. Trong tình trạng đó, ông
chỉ còn cách ngưng thúc dục Nga đánh Nhật và chờ những diễn biến mới
trong những tuần lễ tới. Và những cuộc thương thuyết nham hiểm vẫn cứ
tiếp tục tại Potsdam. Ngày 20 tháng Bảy người cầm đầu tổ chức gián điệp
OSS là Allen Dullus đến Potsdam với một sứ mạng quan trọng. Ông báo
cho bộ trưởng Stimson biết: nhà tài phiệt Thụy Sĩ tên là Jacobbson đã tiếp
xúc với ông với tư cách là trung gian cho một nhóm viên chức Nhật làm