Trong khi Sweeney trò chuyện với phi đoàn của ông thì các nhà khoa
học hoàn tất công việc lắp các bộ phận cho «Anh Mập» thành hình. Trước
khi họ đưa chất plutonium vào vỏ bom, tướng Farrell cầm trên tay thử kim
loại mầu xám thẫm đó, và cảm thấy hơi nong nóng. Thật khó tin cái chất
không có gì lạ đó lại có thể san bằng cả một thành phố lớn.
Vào lúc 11 giờ đêm. Không đoàn 509 dự buổi thuyết trình để nhận
những chỉ thị cuối cùng. Trong phòng họp có treo một bức bản đồghi rõ
mục tiêu là thành phố Kokura ở phía Bắc đảo Kyushu. Mục tiêu thay thế là
thành phố Nagasaki ở về phía Tây cũng ở tại đảo Kyushu.
Đại tá Tibbets trình bày rằng «Anh Mập» này khác hẳn «Thằng Nhỏ» ở
Hiroshima và tối tân hơn nhiều. Hoa Thịnh Đốn theo dõi kỹ phi vụ này, nên
ông đặc biệt yêu cầu các phi đoàn phải gắng hết sức, và ông chúc họ được
may mắn. Ba chiếc B. 29 cùng bay đi mục tiêu, với Swee-ney lái chiếc
Bock's car chở «Anh Mập», Bock lái chiếc «Đại Nghệ Sĩ» chở dụng cụ
khoa học, và Hopkin lái chiếc... chở máy quay phim và mấy nhà khoa học.
Phi đội 15 của Sweeney được tăng cường thêm ba sĩ quan là trung tá
Ashworth đặc trách về «Anh Mập» với Thiếu úy Barnes làm phụ tá, và
trung úyBeser, một chuyên viên điện tử phụ trách chống lại mọi kỹ thuật
của địch nhằm làm cho «Anh Mập» nổ ngoài mục tiêu. Chuyên viên thời
tiết cho biết một trận báo đang lảng vảng ngoài khơi Iwo Jama. Ba chiếc B.
29 vì thế phải cùng hẹn nhau ở vùng trời cù lao Yakoshima, phía nam
Kyushu, mười lăm phút trước giờ quyết định. Hai phi cơ thời tiết vào giờ đó
sẽ cho biết những điều kiện ở trên hai thành phố mục tiêu, và ba chiếc B. 29
sẽ căn cứ vào tin tức của hai chiếc phi cơ này để quyết định: mục tiêu
Kyushu hoặc mục tiêu Nagasaki. Ashworth và Beahan nhận được lệnh:
tuyệt đối không được thả bom nếu chính mắt mình không nhìn thấy rõ cứ
điểm ở thành phố bịlựa chọn làm mục tiêu dội bom. Hoa Thịnh Đốn đặc
biệt nhấn mạnh đến đòi hỏi này để bảo đảm hiệu năng tối đa của trái bom
nguyên tử.