ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ QUẢN LÝ HIỆU QUẢ - Trang 104

Kể cả khi tôi, nhà sáng lập, chủ tịch Hội đồng Quản trị, sử dụng tiền
thì chúng cũng không hoàn toàn là của tôi. Nó thuộc về ai đó. Đó là
ngân quỹ của tôi nhưng là tiền của công ty. Nó từ ngân hàng của
công ty, từ túi của công ty. Nhưng trên thực tế thì khi tiền đã vào
tay tôi thì nó là của tôi. Việc hiểu điều này trước khi đưa ra bất cứ
quyết định nào là hết sức quan trọng.”

“Bởi trong một tổ chức lớn, tiền bạc chỉ là trên giấy tờ và nó vô

hình. Trong một tổ chức lớn, tiền bạc chính là bản kê thu nhập và
quyết toán. Anh không bao giờ thấy hay cầm được số tiền đó.
Đây là điều khác biệt so với một tổ chức nhỏ. Trong doanh nghiệp
nhỏ, tiền bạc không bao giờ ra khỏi “túi” của tổ chức, mà là từ “túi”
của một cá nhân cụ thể, từ những khoản tiền lớn cho đến những
khoản tiền nhỏ.”

“Đó chính là chìa khóa để trở thành một Nhà quản lý doanh

nghiệp, Jack ạ, đặc biệt là khi anh đã quen làm việc trong những tổ
chức lớn. Anh đã quen với việc coi tiền bạc chỉ là cái gì đó rất vô
hình. Anh nên hiểu rằng trong những tổ chức nhỏ, tiền bạc không
chỉ là trên giấy tờ, không vô hình, mà rất cụ thể.”

“Nhưng như thế, thật khó để quản lý khi anh không phải là ông

chủ”, Jack nói.

“Tôi có thể hiểu được điều này,” tôi đáp. “Nhưng thực tế là hầu

hết các tổ chức đều không có tiền thực, khái niệm tiền ở đây là
thứ không ai có thể sờ, nhìn thấy hay trao đổi. Những công ty lớn
nuôi dưỡng khái niệm tiền vô hình, kế toán công ty cũng vậy, thị
trường cũng vậy, các cổ đông của công ty, ban giám đốc cũng vậy, và
cơ chế quản lý cũng không nằm ngoài quy luật này. Nhưng có lẽ
điển hình nhất là chính phủ – ví dụ hoàn hảo về một tổ chức lớn –
cũng nuôi dưỡng khái niệm này. Chính phủ Hàn Quốc chẳng hạn.
Hàn Quốc vừa được nhận một khoản viện trợ kinh tế khoảng 58 tỷ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.