mất những mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, họ nhanh chóng
nhận ra mình bị quá sức, thiếu nhân sự, và thậm chí là sụp đổ.
Nhưng đó chưa phải là điều tồi tệ nhất: Sau thất bại, những người
này lại trở nên ghét bỏ chính công việc mà mình từng tâm huyết và
yêu quý.
Giải pháp mà Gerber đề xuất trong cuốn sách đáng để tất cả
những người chủ doanh nghiệp – đặc biệt là những chuyên gia (như
trên đã nói tới) tham khảo, từ đó áp dụng để cân bằng hoạt động
kinh doanh của mình.
Theo Gerber, một người chủ doanh nghiệp như thế phải đảm
nhiệm tốt nhiều vai trò cùng một lúc: không chỉ là một thợ lành
nghề, mà còn phải là một doanh nhân, một nhà quản lý đúng nghĩa.
Thợ lành nghề giống như những chú ong thợ chăm chỉ, trực tiếp
làm ra sản phẩm. Người quản lý phải đảm bảo cho quá trình hoạt
động và tài chính của doanh nghiệp vận hành thật trơn tru, thống
nhất.
Trong khi đó, một doanh nhân sẽ phải hoạch định mục tiêu và
hướng cả doanh nghiệp đi theo con đường dẫn tới kết quả dự kiến
ấy. Trong ba vai trò này, “doanh nhân” chính là phần mấu chốt –
thiếu nó, một thợ lành nghề sớm muộn cũng sẽ tự dẫn mình đến
khánh kiệt, phá sản.
Còn khi doanh nghiệp đã dần lớn mạnh, người chủ doanh nghiệp
sẽ phải từng bước tách mình khỏi công việc thuần kỹ thuật hay
thuần quản lý, ủy nhiệm những phần việc cần thiết cho những
người khác.
Một điểm đáng chú ý khác của cuốn sách là ý tưởng “Kinh doanh
không hoàn toàn là cuộc sống của bạn”. Không ít người vẫn giữ một
suy nghĩ như thế này: dành 16 tiếng/ngày cho công việc là một nỗ