công ty nào anh từng làm việc có thể trang bị cho anh những kỹ năng
để thành đạt khi rời khỏi tổ chức đó? Anh nhận ra rằng anh đã lãng
phí nhiều năm quý giá vào việc thực hiện nguyện vọng của ông chủ,
làm đẹp hình ảnh của ông ta một cách vô điều kiện, không đòi hỏi
trả ơn, không có quyền theo đuổi mục đích riêng của bản thân,
không có trách nghiệm cho tổ chức của chính mình cũng như bản
thân? Jack ạ, sự thật là rất ít các Nhà quản lý được chuẩn bị cả về
vật chất lẫn tinh thần để xây dựng công ty riêng mà không cần sự
hỗ trợ từ các tổ chức mà họ đã làm việc trước đó.”
“Đó là tất cả những gì cần thiết để trở thành Nhà quản lý hiệu
quả. Nhà quản lý hiệu quả là người hiểu được bản chất hiện tại của
công việc quản lý. Với họ, quản lý là một điểm mốc trong quá trình
biến đổi cuộc sống. Đó là điểm mốc giữa công việc của Nhà chuyên
môn và công việc của Hoàng đế – Chủ doanh nghiệp. Vấn đề
không phải là Nhà quản lý có quyết tâm xây dựng một doanh nghiệp
của chính mình hay không, quan trọng là phải định nghĩa lại vai trò
thực sự của Nhà quản lý và tư duy theo cách của một Doanh nhân để
mang lại quyền hạn, ý nghĩa, trách nhiệm, hiệu quả lớn hơn và cả
hạnh phúc cho cuộc sống của Nhà quản lý. Vì vậy toàn bộ quá trình
tôi đang miêu tả là một quá trình liên tục. Bởi chừng nào chưa phát
triển được nhận thức, nhạy bén, nhạy cảm, kỹ năng,… trong quá trình
tạo lập và phát triển tổ chức của chính họ thì Nhà quản lý đó mới chỉ
là cái bóng của Nhà quản lý đích thực – người có thể thực sự cống
hiến cho sức sống, sự tăng trưởng và thành công của tổ chức anh ta
phục vụ.”
“Một tổ chức đặt trọng tâm vào việc phát triển lòng đam mê và
tầm nhận thức rộng của Nhà quản lý là một tổ chức không chỉ đầy
sức sống, mà còn là một mảnh đất thuận lợi để “gieo trồng” rất
nhiều doanh nghiệp xuất sắc khác.”