ĐỂ TRỞ THÀNH NHÀ VĂN - Trang 41

khen những tác phẩm mà riêng họ tuy không thích, nhưng có giá trị thực
sự.

Có nhiều nhà phê bình lại đi làm cái việc của một độc giả thường kia

thôi, nghĩa là nếu họ không thích thì họ “rầy rà” đủ điều: Chê nào là lạc
hậu, là phong kiến, là phản tiến hóa, là không kịp thời... vân vân và vân
vân. Người đọc sách mà chỉ tìm những gì mình ưa thích theo cái chiều
hướng tự nhiên của tâm hồn mình, dĩ nhiên sẽ đòi hỏi nhà văn phải đáp ứng
với lòng nguyện ước của họ: họ sẽ khen đáo để những quyển sách nào thỏa
mãn được họ, và chê không tiếc lời những sách họ không ưa thích.

Nhà phê bình không nên đọc sách như thế, mà cần đòi hỏi nơi tác giả

phải cho ta những tác phẩm hợp với thiên tài, hợp với lập trường tư tưởng
và tính khí của họ một cách tài hoa. Nhà phê bình phải biết thưởng thức cái
đẹp của mỗi loài hoa và đòi hỏi cây nào phải trổ hoa nấy với những mùi
thơm và màu sắc đặc biệt của chúng với cả những “gai nhọn” của chúng
nếu có.

Tóm lại, nhà phê bình văn học không phải là một vị quan tòa; cũng

không phải là một nhà giáo, thích dạy học và cho điểm tốt những học sinh
nào vừa lòng hợp ý mình và rầy la mắng chửi nếu chúng tỏ ra cứng đầu,
khó dạy. Sự thật, “sứ mạng của họ là phục vụ, và có thể tóm lại trong ba

điểm này: hiểu biết, soi sáng và truyền bá”

[27]

.

Bấy nhiêu cũng đủ thấy làm được một nhà phê bình đứng đắn đâu phải là

một chuyện dễ, và ai ai cũng có thể làm được. Mà trái lại, nó phải là “công
phu quan sát và học hỏi của suốt một đời người”, thành công rất ít mà thất
bại rất nhiều. Là vì, muốn xứng đáng là một nhà phê bình, chẳng những
phải có tài cao mà cũng cần đức rộng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.