ĐÊM HỘI LONG TRÌ - Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 1942, khi tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng tải trên

tạp chí Tri tân thì đó có thể coi là một chứng chỉ để Nguyễn Huy
Tưởng chính thức khẳng định mình trên văn đàn. Từ sự khởi đầu
đầy chững chạc này, chỉ trong vòng mấy năm ông cho ra tiếp tiểu
thuyết An Tư và đặc biệt, vở kịch Vũ Như Tô, tác phẩm rồi đây sẽ
trở thành kiệt tác của ông.

Cũng với Đêm hội Long Trì, người đọc sớm nhận thấy ở Nguyễn

Huy Tưởng một ngòi bút có khuynh hướng lịch sử không trộn lẫn.
Cho đến khi ấy, tấn bi kịch trong gia đình chúa Trịnh Sâm với sự
can dự của người đẹp Đặng Thị Huệ đã được nhiều tác giả khai thác,
từ Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tuỳ bút (Chuyện cũ trong phủ
chúa)
, Ngô gia văn phái với cả một trường đoạn nổi tiếng trong
Hoàng Lê nhất thống chí, cho đến Nguyễn Triệu Luật với tiểu
thuyết Bà Chúa Chè... Đến lượt mình, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng
tiếp tục khai thác đề tài này, nhưng theo một cách hoàn toàn khác.
Nếu như các tác phẩm trước đó thường đi sâu vào chuyện riêng tư
của nhà chúa, với sự đam mê nữ sắc của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm,
âm mưu và tham vọng của Đặng Tuyên phi, sự càn rỡ của Cậu Trời
Đặng Lân... trong khuôn khổ gia đình ít vượt khỏi khuôn viên phủ
chúa, thì ở Đêm hội Long Trì, quy mô đề tài cùng các tuyến nhân
vật được mở rộng hơn rất nhiều. Ngay ở chương đầu tiểu thuyết,
cảnh lễ hội bên hồ Long Trì đã hướng câu chuyện ra ngoài khung
cảnh thiên nhiên với nhiều chất sinh hoạt đời thường: cảnh người ta
đi dự hội, trai thanh gái lịch chen vai đua sắc khoe tài; cảnh người ta
bất kể sang hèn, sà vào các hàng quán, mặc cả, ăn quà, với không ít
lả lơi, phóng túng… Và chính trong không khí hội hè dân dã ấy, các
nhân vật chính, phụ, lịch sử và hư cấu đã lần lượt xuất hiện: nhân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.