ĐÊM HỘI LONG TRÌ - Trang 8

rộng hơn, của đất nước. Được thể là con rể chúa, gã Đặng Lân càng
lộng hành, càn rỡ, khiến người dân kinh thành lúc nào cũng nơm
nớp lo bị vạ bởi tay hắn, nhà cửa nếu không bị cướp bóc thì vợ con
bị hãm hiếp… Kỉ cương, phép nước không còn là gì khi chỉ một lời
xin của Đặng Tuyên phi, chúa lại tha cho gã ngay cả những tội tày
đình nhất. Dưới một “thể chế” như thế, tất cả chỉ trông vào sự
tỉnh ngộ của chúa - điều đã không xảy ra, hoặc một nhân vật chịu xả
thân vì nghĩa lớn - may mà thời ấy có quan Hộ thành binh mã xứ
Nguyễn Mại, như trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng.

Tiểu thuyết Đêm hội Long Trì được đăng báo từ cuối năm 1942,

xuất bản thành sách năm 1944. Sau đó, do nhiều nguyên nhân, tác
phẩm đã không được tái bản suốt một thời gian dài. Mãi đến thời kì
đổi mới, Đêm hội Long Trì mới lại được “tái xuất” và trở thành một
trong những cuốn sách được biết đến nhiều nhất của Nguyễn
Huy Tưởng. Tác phẩm cũng được chuyển thể thành chèo, cải lương, kể
cả điện ảnh - phim Đêm hội Long Trì được khá nhiều người yêu
thích. Cắt nghĩa vì sao tác phẩm này được chọn làm phim, nhà
nghiên cứu văn học Trần Quốc Huấn viết: “Những người làm
phim Đêm hội Long Trì đã phát hiện ra, bằng khứu giác nghề
nghiệp của mình, một thứ trầm hương kì lạ tàng ẩn trong tiểu
thuyết.”
Và, “đứng ở góc độ điện ảnh, cũng có thể phát hiện ra, nhìn
thấy được phần cốt cách văn hóa của dân tộc”…

Thiết nghĩ, không chỉ riêng điện ảnh, mà “thứ trầm hương” và

“cốt cách văn hóa” ấy cần thiết cho tất cả các tác phẩm văn nghệ
để đến được với mọi người.

Xin trân trọng giới thiệu ấn phẩm này của nhà văn Nguyễn Huy

Tưởng!

NHÀ XUẤT BẢN KIM ĐỒNG

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.