Tất cả các hành khách đều làm như vậy, và như những cánh bướm
phù du vừa cập bến, họ từ phi thuyền tản ra mọi hướng, đáp xuống chỗ
này chỗ kia, trên cánh đồng xanh mượt, dưới bầu trời xanh thẳm.
Mặc dù không cần gắng sức, nhưng chỉ một lúc sau các du khách đã
nhanh chóng dừng các trò chơi này lại vì không khí loãng khiến họ thấy
khó thở. Để đỡ mệt, họ ngồi xuống bên bờ suối hoặc đi dạo về phía
chân trời, nơi tưởng chừng rất dễ đến gần nhưng lại lùi xa như mọi
chân trời khác. Tuy nhiên đường cong rõ rệt của nó khiến họ luôn cảm
thấy sắp đến chân trời, điều này tạo cảm giác khác hẳn với khi đi trên
bề mặt Trái đất, đó là nỗi phấn khích xen lẫn khiếp sợ khi bước đi trên
một quả cầu mất hút giữa vô tận.
Trong các hình ảnh ấy, các nhà khoa học không hề nhìn thấy dấu vết
của bất cứ miệng núi lửa nào, dù lớn hay nhỏ...
Eléa không biết sao Hỏa, vì cho đến lúc ấy chỉ có các phi thuyền
thám hiểm hay quân sự mới đặt chân đến đó. Nhưng nàng đã trông thấy
những “mục đồng đen”. Thậm chí nàng đã nhận ra một người trong số
họ ở đây, tại EPI!
Lần đầu tiên gặp Shanga người châu Phi, nàng đã tỏ ra ngạc nhiên và
gọi ông bằng cụm từ mà Trạm phiên dịch đã giải thích như sau: “chú
mục đồng đến từ Hành tinh thứ chín”. Phải đối thoại hồi lâu thì mới
hiểu được.
Trước hết, người Gonda theo thói quen không tính thứ tự các hành
tinh từ Mặt trời trở đi mà từ bên ngoài Thái dương hệ trở đi. Kế tiếp,
cái gọi là Thái dương hệ không bao gồm chín hành tinh mà đến mười
hai, nghĩa là có ba hành tinh ở xa hơn Diêm Vương tinh, một ngôi sao
xấu vốn đã quá xa xăm.
Tin này khiến các nhà thiên văn học toàn thế giới nảy sinh mâu thuẫn
trong việc dự đoán cũng như quan sát, và họ tranh cãi nhau gay gắt.
Cho dù các hành tinh ấy có tồn tại hay không thì trong đầu óc Eléa
hành tinh thứ chín vẫn là sao Hỏa. Nàng khẳng định trên hành tinh này