chất đầu những quần áo chén đĩa; và bênh cạnh các giường nằm ngổn
ngang những tấm thảm, những tấm đệm của những người nhà bệnh nhân
trải ra để nghỉ đêm. Bốn bức tường trước kia vốn màu kem, đã lâu không
được sơn lại nên có những chổ tróc hẳn vửa ra. Năm ngóai bệnh viện có tu
sửa lại, nhưng cuộc tu sử này không động đến tầng thứ ba. Cạnh các
giường nằm của đàn ông, tường dán chi chít những tờ áp-phích, những bức
ảnh của các nữ diễn viên, trong góc có để một cây đàn ghi-ta. So với hai
phòng này thì căn phòng thượng hạng của Đzyunkô Hanađzyô thật là một
cung điện của vua chúa. Nhưng, để bù lại, trong các phòng rẻ tiền không
bao giờ buồn tẻ: mọi người đều đối xử với nhau như bà con thân thuộc, ai
cũng có người để tâm sự.
Cạnh một cửa sổ là giường của Kôkichi Uênô. Sau mấy lần tiếp máu, ông
già bắt đầu thấy đỡ và đã ngồi dậy được trên giường, tự xúc lấy thức ăn.
Quả ông chưa đi được hai: hai chân không chịu tuân theo ý muốn của ông.
Naôê bước vào phòng vừa đúng lúc mấy cô y tá đang tiếp máu. Máu đang
nhỏ từng giọt chuyển vào đường tỉnh mạch căng phồng. Làn da trước đây
xanh xao, khô héo như tờ giấy bổi, nay đã trở nên sinh động và mềm dẻo;
ngay cả đôi má cũng hồng hào lên.
Vợ của bệnh nhân là bà Chiyô, người mảnh khảnh nhưng hãy còn khá linh
lợi, ngay từ đầu không rời chồng một bước.
Khi Naôê đã thăm hết các bệnh nhân trong phòng và đi về phía cửa, bà già
lúp xúp chạy theo ông.
- Thưa bác sĩ, có thể làm phiền bác sĩ một chút được không ạ ?
Naôê ngạc nhiên đứng lại. Các cô y tá thường nói rằng xưa nay bà cụ Chiyô
như người câm, ai nói gì cũng chỉ gật đầu, thế mà nay bỗng dưng lại lên
tiếng.
- Có việc gì thế ạ?
- Tôi... tôi muốn hỏi... - bà cụ ngập ngừng, mắt nhìn xuống sàn.
- Tôi đi thăm bệnh nhân xong rồi ta nói chuyện nhe, được không ạ? Độ hai
mươi phút nữa bà cụ cứ sang phòng các cô y tá gặp tôi.
Bà cụ gật đầu và biết ơn.
Naôê đi qua các phòng bệnh nhân ở tầng ba, tần tư và tầng năm rất nhanh.