tìm thấy nhiều lợi ích. Thí dụ, vào đầu năm nay, ông đã bay đến thủ đô Hoa
Sinh Tân, để nói với những tướng lĩnh quân đội về việc điều nghiên những
bác sĩ tuyến đầu và những tuyên úy đau khổ vì “lòng từ bi mõi mệt” – một
hình thức căng thẳng chấn thương xãy ra bởi sự chăm sóc những binh sĩ
thương tích.
Làm tốt kỷ thuật trong lĩnh vực này là một nhiệm vụ phức tạp, lời cảnh cáo
của đồng sáng lập CCARE William Mobley, một nhà thần kinh học và sẽ
nhanh chóng trở thành thủ lĩnh của khoa thần kinh học tại Trường Đại học
California, San Diego. Một mặt, Mobley nói, có nguy cơ vì tín ngưỡng của
những nhà nghiên cứu can thiệp vào tính khách quan của họ. “Những nhà
khoa học đáng lý là những người theo chủ nghĩa hoài nghi chuyên môn,
nhưng có những người trong lĩnh vực …mà sự quan tâm duy nhất của họ là
để nhìn thấy gương mặt của Thượng Đế.” Và rồi thì có những sự hạn chế
hay nhược điểm trong thí nghiệm, chẳng hạn như dựa trên sự trần thuật của
người nào đấy về những gì xãy ra trên tâm thức của họ qua thiền quán.
Mobley nói, thậm chí có những nhà khoa học xua đuổi những việc như thế
khỏi tầm tay, là bị hướng dẫn sai lầm– và ông ta đã từng nghe từ hằng khối
người trong họ. “Không có điều gì hạn chế đối với khoa học và tư tưởng
phê phán,” ông nói. “Chúng ta không có những khí cụ tuyệt vời, nhưng
chúng đủ đề chúng ta bắt tay vào việc.”
ĐỊNH NGHĨA TỪ BI YÊU THƯƠNG
Một điểm bắt đầu cho sự thẩm tra khoa học là một định nghĩa rõ ràng về
đối tượng của sự nghiên cứu. Tuy thế, hội nghị CCARE hiện tại đã chỉ rõ
rằng là khó khăn để định nghĩa từ bi yêu thương một cách rõ ràng. Nếu
những người tham dự đã từng chọn lựa, họ có thể liệt kê một biểu đồ vòng
tròn của những hình thức gối đầu nhau – thương cảm, thông cảm, và vị tha,
để gọi tên một số - được đề đạt bởi những học giả từ những lĩnh vực khác
nhau. Mặc dù, hầu hết những người tham dự dường như dễ tiếp thu, nhưng
vị trí kề nhau của khoa học và tín ngưỡng không phải là điều mà mọi người
muốn. “Toàn bộ sự trích dẫn này của Đức Đạt Lai Lạt Ma bên trái và bên
phải làm tôi cảm thấy hơi chóng mặt,” một nhà khoa học lẩm bẩm.